Ninh Thuận: Bước khởi động mới cho vụ cá Nam

Từ đầu năm đến nay, tuy điều kiện thời tiết và yếu tố ngư trường không mấy thuận lợi, nhưng ngư dân vẫn đánh bắt đạt sản lượng cao. Cụ thể tính riêng trong quý I, ngư dân tỉnh ta khai thác đạt sản lượng 25.360 tấn hải sản các loại, đạt 22,4% kế hoạch năm và tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả trên, đã tạo được sự phấn khởi, lạc quan để ngư dân trong tỉnh chuẩn bị cho vụ cá Nam.

Ninh Thuận: Bước khởi động mới cho vụ cá Nam
Ngư dân xã Tri Hải (Ninh Hải) đánh bắt vụ cá Nam đạt sản lượng cao. Ảnh: BT

Những ngày này, đến các chợ cá, cảng cá, bến cá trong tỉnh có thể thấy đa số hải sản đang thu mua, vận chuyển thường là cá cơm, cá nục các loại, cá bạc má, cá đổng, cá chù, cá cờ, cá ngừ sọc dưa và các loại mực. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết việc đánh bắt đạt sản lượng và hiệu quả cao nói trên thực ra chỉ tập trung trong quãng thời gian từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3, khi tình hình thời tiết có dấu hiệu chuyển sang thuận lợi hơn cho hoạt động khai thác thủy sản.

Đó cũng là thời điểm trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau liên tục xuất hiện các đàn cá nổi (chủ yếu là cá cơm, cá nục, mực…) với trữ lượng lớn nên đã có 75% tàu cá của tỉnh hoạt động khai thác thường xuyên, hầu hết là các tàu nghề pha xúc, vây rút chì, lưới rê ny-lon và lưới kéo. Ngư dân Trần Văn Năm, khu phố 4, phường Đông Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm), chủ tàu cá công suất 420 CV hành nghề lưới quét chia sẻ: “Trong vụ bấc, tàu lưới quét của tôi khi đánh bắt sẽ tùy thời điểm ngư trường mà linh hoạt sử dụng cả lưới rê nổi và rê tầng giữa nên vẫn khai thác hiệu quả, giờ vào vụ Nam càng đánh bắt tiện hơn”.

Vừa qua, dự Lễ ra quân khai thác vụ cá Nam, có mặt trên chiếc tàu kiểm ngư dẫn đầu, chúng tôi chứng kiến 20 chiếc tàu cá khởi hành từ cảng Ninh Chữ, xã Tri Hải (Ninh Hải) đang cùng chạy ra phía đông, hừng hực khí thế quyết tâm vươn khơi xa đánh bắt cá làm giàu cho gia đình, quê hương và góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Theo anh Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (TS) tỉnh, vụ cá Nam thường được tính từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, nhưng đối với ngư dân, căn cứ diễn biến thời tiết, họ chỉ tính là mùa Nam khi có gió tây nam thổi về. Năm nay, bước sang tháng 4 có dấu hiệu giao mùa chuyển dần từ gió bấc sang gió tây nam, có nghĩa là vụ cá Nam coi như đã khởi động. Điều cần nói là dù sớm hay muộn, mùa Nam vẫn là vụ mùa khai thác chính, có sản lượng hải sản đạt cao, quyết định đến sự hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cả năm.

Sau lễ ra quân khai thác vụ cá Nam, đi về các xã miền biển, chúng tôi ghi nhận điểm mới của vụ cá này là năng lực đánh bắt, dịch vụ hậu cần đang phát triển theo hướng vươn khơi xa. Trong 3 tháng đầu năm, biến động năng lực tàu cá không nhiều, ngoài 34 trường hợp (3 tàu đóng mới và 31 tàu cải hoán) được Chi cục TS tỉnh duyệt và chấp thuận tiến hành, còn có 3 dự án đóng mới tàu cá theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP đã hoàn thành đi vào hoạt động với tổng mức hỗ trợ một lần sau đầu tư là 16,116 tỷ đồng. Tính đến đầu tháng 4, năng lực tàu cá tỉnh ta có 2.505 chiếc (theo số liệu đăng ký chính thức) với tổng công suất 316.231 CV, riêng tàu cá từ 90 CV trở lên có 1.119 chiếc (trong đó có khoảng 125 chiếc có công suất trên 700 CV), so với năm 2015 đã tăng thêm 55 tàu cá (loại từ 90 CV trở lên) và tăng thêm công suất 99.706 CV. Bên cạnh phát triển tàu thuyền công suất lớn, Chi cục TS tỉnh còn tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trình UBND tỉnh phê duyệt, bổ sung 43 phương tiện đủ điều kiện tham gia đánh bắt xa bờ của ngư dân các xã, phường ven biển, nâng tổng số tàu cá hoạt động trên các vùng biển xa của tỉnh ta lên 564 chiếc, chiếm hơn 50% đội tàu có công suất từ 90 CV trở lên.


Tàu công suất lớn của ngư dân Thuận Nam vươn khơi khai thác cá cơm. Ảnh: Văn Nỷ

Trao đổi với các chủ tàu cá ở các địa phương ven biển, chúng tôi được biết phần lớn hải sản tiêu thụ tại các cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh. Anh Nguyễn Quách Trường Thanh, Trưởng Phòng Khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản (Chi cục TS tỉnh) cho biết: “Cá cơm, cá nục, đa số bán ngay trên biển cho các tàu dịch vụ thủy sản, riêng cá cơm còn bán chủ yếu trên địa bàn các tỉnh ngoài như Sóc Trăng và Kiên Giang”. Có thể khẳng định ngay từ diễn biến cuối vụ cá Bấc đã phát nhiều tín hiệu lạc quan, mở ra triển vọng mới cho hoạt động khai thác hải sản tỉnh ta về sự vươn ra khơi xa, đánh bắt dài ngày trên biển khi bước vào vụ cá Nam. Từ những dự báo trên, để hỗ trợ ngư dân khai thác vụ cá Nam năm nay, Sở NN&PTNT mà trực tiếp là Chi cục TS tỉnh tiếp tục khảo sát thăm dò và đánh giá ngư trường các vùng biển xa, nắm bắt tình hình khai thác, kịp thời thông tin cho ngư dân di chuyển thuyền nghề khai thác hợp lý, hiệu quả. Tin rằng với những nhân tố mới xuất hiện trong hoạt động đánh bắt, tiêu thụ, ngư dân tỉnh ta sẽ hoàn thành chỉ tiêu khai thác hải sản năm nay.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 09/04/2019
Vân Tuyền
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 23:10 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 23:10 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 23:10 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 23:10 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 23:10 19/12/2024
Some text some message..