Ninh Thuận: Đổi mới quy trình nuôi tôm giảm thiểu dịch bệnh

Xác định nguyên nhân chính dẫn đến thất bại ở các vụ trước là do nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh, năm 2017, bà con ở khu vực Đầm Nại đã đổi mới quy trình nuôi tôm do đó phục hồi, phát triển sản xuất sau nhiều năm bị đình đốn do dịch bệnh hoành hành.

Nuôi tôm nước lợ năm 2017 tăng cả về sản lượng và chất lượng. Ảnh: Anh Tùng
Nuôi tôm nước lợ năm 2017 tăng cả về sản lượng và chất lượng. Ảnh: Anh Tùng

Theo báo cáo, năm 2017, tổng diện tích thả nuôi 901 ha, cả 3 vụ đều cho thu hoạch thành công, tổng sản lượng đạt gần 7.500 tấn, cao hơn 17% so với năm 2016. Ngoài các khu vực nuôi tôm thẻ trên cát ở xã An Hải (Ninh Phước), xã Phước Dinh (Thuận Nam) thu được nhiều kết quả, điểm mới của năm nay là huyện Ninh Hải phục hồi, phát triển sản xuất ở khu vực Đầm Nại sau nhiều năm bị đình đốn do dịch bệnh hoành hành.

Xác định nguyên nhân chính dẫn đến thất bại ở các vụ trước là do nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh, năm 2017, bà con đổi mới quy trình nuôi tôm, nên khắc phục được hạn chế. Từ nỗ lực sáng tạo trong lao động sản xuất, đến nay trên địa bàn tỉnh hình thành các mô hình có hiệu quả, qua đó xuất hiện nhiều “tỷ phú” nuôi tôm giỏi.

Anh Phú Hải ở xã Phước Dinh (Thuận Nam) tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm, cho biết: Học tập kinh nghiệm từ những hộ nuôi tôm ở các tỉnh Tây Nam Bộ, năm 2017, tôi áp dụng quy trình nuôi tôm khép kín trên diện tích 6 ha, thu được 150 tấn. Mấu chốt dẫn đến năng suất đạt cao đó là nhờ áp dụng biện pháp ngăn chặn mầm móng dịch dệnh bằng cách giảm diện tích ao nuôi, tăng diện tích ao lắng để làm sạch nguồn nước. Nếu như trước đây, diện tích ao lắng chiếm 30% tổng diện tích sản xuất thì đến nay tăng lên 40%, mật độ thả giống cũng giảm từ 200 con/m2 xuống còn 100 con/m2, do đó tôm phát triển nhanh.

Mô hình nuôi tôm khép kín, dùng lưới che, xây tường bao quanh ao, sử dụng công nghệ sục khí liên hoàn, máy cho tôm ăn tự động ngăn ngừa các loại bệnh phổ biến ở tôm như: Hoại tử gan tụy cấp tính, phân trắng, đốm trắng đỏ thân, cũng là nhân tố đem đến những vụ tôm thành công. Không riêng gì anh Hải, nhiều hộ nuôi tôm khác cũng thành công nhờ mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Anh Ngô Ngọc Quý, ở thôn Thủy Lợi, xã Tân Hải (Ninh Hải) thổ lộ: Đầu tư nuôi tôm công nghệ cao chi phí khoảng 500 triệu đồng/ha, nhưng bù lại đảm bảo các vụ nuôi đều có lãi, nông dân nắm chắc phần thắng.

Nhìn lại năm 2017 để thấy, nghề nuôi tôm nước lợ đang phát triển theo hướng bền vững. Ý thức cộng đồng trong xử lý chất thải môi trường được nâng lên. Ở huyện Ninh Hải, bà con hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, cùng sử dụng một loại giống, thức ăn cho tôm của doanh nghiệp có uy tín, nên 80% hộ nuôi có lợi nhuận cao. Sát cánh cùng nông dân, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông cử cán bộ về cơ sở hướng dẫn kỹ thuật nuôi theo quy trình VietGAP, làm tốt công tác kiểm soát chất lượng con giống, góp phần làm nên những vụ tôm bội thu. Trong năm, Chi cục Thủy sản đã kiểm tra 172 lô tôm bố mẹ nhập khẩu với 81.514 con; thông báo, theo dõi, giám sát, đề nghị chuyển đổi 76.254 con tôm bố mẹ nhập khẩu hết thời gian sinh sản. Hướng dẫn 225 cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố chất lượng tôm giống để bà con trên toàn tỉnh biết lựa chọn con giống sạch bệnh đưa vào thả nuôi có hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Ngành Nông nghiệp xác định con tôm là đối tượng chủ lực của nuôi trồng thủy sản. Trong năm, đơn vị tập trung hỗ trợ nông dân tháo gỡ khó khăn, tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Sau một thời gian nuôi tôm nước lợ thiệt hại nặng do môi trường ô nhiễm, thời tiết không thuận lợi, hiện nay nông dân trong tỉnh đang rất phấn khởi khi tìm được hướng đi mới trong khai thác tiềm năng biển để làm giàu. Nuôi tôm nước lợ vì thế đã giữ được vai trò quan trọng trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Năm 2018, ngành Nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ hộ nuôi đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả của nghề nuôi tôm.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 18/12/2017
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 02:39 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 02:39 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 02:39 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 02:39 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 02:39 08/11/2024
Some text some message..