Ninh Thuận: Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất thành công giống cua xanh

Tỉnh ta là trung tâm sản xuất giống thủy sản của cả nước, tuy nhiên, hầu hết các trại giống chủ yếu ươm tôm giống, trong khi nhu cầu cua giống cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Lâu nay, con giống phục vụ nuôi cua thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển mở rộng.

Giống cua xanh
Giống cua xanh nhân tạo nuôi thử nghiệm ở xã Tân Hải, trọng lượng đạt 300gram/con.

Xuất phát từ nhu cầu nuôi cua ngày càng cao của các hộ nuôi, Trung tâm Giống thủy sản cấp 1 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống cua xanh phù hợp tại Ninh Thuận”.

Kỹ sư Khuất Minh Lý, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: Đều thuận lợi cho thực hiện đề tài là trong 4 trại sản xuất giống thủy sản có 2 trại hệ thống xử lý nước, hệ thống bể, hệ thống bể ươm ấu trùng và các trang thiết bị thuận lợi cho việc bố trí sản xuất thử nghiệm giống cua xanh. Đề tài bắt đầu triển khai vào tháng 4-2011, đến nay đã tiến hành được 4 đợt sản xuất thử nghiệm, mỗi đợt chọn 10 cua mẹ từ tự nhiên, có trọng lượng 400 gam. Sau 10 ngày nuôi trong bể, tỷ số cua đẻ đạt từ 40 đến 60%, số lượng ấu trùng thu được từ 800.000 đến 900.000/cua mẹ. Đặc biệt, trong đợt nuôi thử nghiệm (thứ 4) để hoàn thành quy trình kỹ thuật, nhờ đúc kết kinh nghiệm của 3 đợt thử nghiệm trước nên tỷ lệ cua giống sống đạt 12,8%, cao hơn chỉ tiêu đề tài 5%. Kết quả số lượng cua giống thu được 77.000 con, bán giá 600 đồng/con, doanh thu đạt 46,2 triệu đồng, sau khi trừ chi phi các khoản như giống, công lao động, thức ăn… còn lãi 11,2 triệu đồng. Đầu năm nay, Trung tâm hỗ trợ 3 hộ dân ở xã Tân Hải (Ninh Hải) 5.000 con giống để nuôi thương phẩm. So sánh với giống cua khai thác trong tự nhiên, cua giống nhân tạo tuy màu sắc không đẹp bằng (màu xanh nhạt), nhưng trọng lượng thì tương đương, đạt 300 gam/con.

Kỹ sư Khuất Minh Lý, cho biết thêm: Nhu cầu cua giống phục vụ nghề nuôi cua là rất lớn, mỗi năm cả nước cần 2 tỷ con giống nhưng chỉ mới đáp ứng được 30%. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đã chuyển giao công nghệ sản xuất cua giống nhân tạo cho một số tỉnh như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Bến Tre, nhưng tỷ lệ sống các giai đoạn ấu trùng thấp, dưới mức 10%, lượng cua giống nhân tạo chưa đáng kể, chưa trở thành nguồn cung cấp giống thường xuyên cho nuôi cua thương phẩm. Việc Trung tâm nuôi thử nghiệm thành công giống cua xanh với tỷ lệ sống cao sẽ khắc phục được tình trạng khan hiếm con giống như hiện nay, góp phần đa dạng hóa đối tượng sản xuất giống và đối tượng nuôi thương phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân trong tỉnh.

Có thể nói, triển vọng nghề nuôi giống cua xanh ở tỉnh ta là rất lớn. Qua điều tra khảo sát tại các khu vực ven biển xã An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) đều nằm trong giới hạn thuận lợi cho việc tiến hành sản xuất giống cua xanh nhân tạo. Hiện có nhiều trại sản xuất tôm giống nhỏ lẻ kém hiệu quả đã có kế hoạch cải tạo chuyển qua nuôi giống cua xanh. Những trại tôm giống lớn cũng có thể tận dụng bể ươm nuôi ấu trùng tôm để ươm nuôi ấu trùng cua mà không cần phải đầu tư thay đổi nhiều về hệ thống công trình. Trung tâm đã tổ chức tập huấn cho các kỹ thuật viên ở Trại giống lô 20, Trại giống lô 23, Trại giống lô 62 ở An Hải (Ninh Phước) để các trại này sản xuất giống cua xanh trong thời gian tới.

Báo Ninh Thuận, 26/11/2013
Đăng ngày 28/11/2013
Anh Tùng
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:05 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 10:05 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 10:05 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 10:05 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:05 15/11/2024
Some text some message..