Nỗ lực khôi phục rạn san hô Cù lao Chàm

Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của cơ quan quản lý, nhà khoa học và cộng đồng, thời gian qua, hệ sinh thái rạn san hô vùng biển Cù lao Chàm đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ

Tiêu diệt sao biển gai và làm sạch rác thải giúp san hô phát triển.

Nằm cách đất liền khoảng 15 km, cụm đảo Cù lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ mà còn sở hữu hệ sinh thái biển đa dạng, nhất là sự phong phú của những rạn san hô. Từ năm 2009, Cù lao Chàm - Hội An đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Để có được thành quả hôm nay, cơ quan quản lý, nhà khoa học và cộng đồng đã nỗ lực rất lớn suốt thời gian dài.

Giữ gìn, phát huy giá trị

Trong hệ sinh thái biển, rạn san hô đóng vai trò hết sức quan trọng, là ngôi nhà trú ẩn, lẩn trốn những kẻ săn mồi và là nơi sinh sản, kiếm ăn của vô số loài thủy sản. Ngoài việc tạo ra không gian trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp muôn màu của đại dương, các rạn san hô còn giúp cho việc bảo vệ bờ biển, bảo tồn hệ sinh thái biển. Từ năm 1996, các nhà khoa học đã điều tra và phát hiện tại Cù lao Chàm có 135 loài san hô với 35 giống, trong đó có 6 loài lần đầu được tìm thấy ở vùng biển Việt Nam.

Các rạn san hô ở Cù lao Chàm phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam đảo Hòn Lao và xung quanh các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 165 ha mặt nước. Thời điểm đó, các rạn san hô đều bị hư hại do tác động trong quá trình đánh bắt hải sản, khai thác để trang trí, xây nhà, nung vôi làm vật liệu xây dựng. Cùng với tác động của thiên tai, san hô Cù lao Chàm ngày càng suy giảm cả về diện tích và vẻ đẹp của nó.

Đội tuần tra biển Cù Lao Chàm
Đội tuần tra kiểm soát biển Cù Lao Chàm kiểm tra, đo đạc diện tích những rạn san hô. Ảnh: Phong Thu

Từ năm 2006 đến nay, khi Ban Quản lý (BQL) Khu Bảo tồn biển Cù lao Chàm được thành lập và đi vào hoạt động, những nỗ lực nhằm bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái san hô ở Cù lao Chàm đã thu được nhiều thành quả. BQL cho biết hàng loạt giải pháp đã được triển khai như: xây dựng các vườn ươm san hô nhằm tạo nguồn để phục hồi những khu vực bị ảnh hưởng, suy thoái; tổ chức thả phao phân vùng khu vực có rạn san hô phong phú, bãi giống, bãi đẻ để hạn chế sự tác động của con người; thường xuyên tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm trong khu bảo tồn; việc truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của hệ sinh thái rạn san hô luôn được chú trọng.

Sau 15 năm được khôi phục, bảo vệ một cách bài bản, tổng diện tích rạn san hô ở vùng biển Cù lao Chàm tăng lên khoảng 356 ha (gấp 2 lần năm 1996), với 292 loài thuộc 23 họ san hô cứng tạo rạn. Quan trọng hơn, nhận thức của người dân Cù lao Chàm về bảo vệ môi trường, tính đa dạng sinh học, đặc biệt là gìn giữ các rạn san hô vô cùng quý giá, đã thay đổi. Nhờ những thành quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn rạn san hô, Cù lao Chàm đã tạo được sức hút đặc biệt đối với du khách. Từ đó, tạo sinh kế cho người dân nơi đây và tạo niềm tin, động lực để cộng đồng dân cư cùng nỗ lực hơn nữa trong việc gìn giữ, phát huy giá trị của các rạn san hô.

Còn nhiều thách thức

Theo ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc BQL Khu Bảo tồn biển Cù lao Chàm, một số kết quả đánh giá xu thế biến động đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tiêu biểu trong giai đoạn 2004-2020 cho thấy độ phủ san hô sống trong toàn khu bảo tồn được duy trì tương đối ổn định. Tuy nhiên, nguồn lợi cá và động vật đáy lớn có giá trị cao chưa có dấu hiệu phục hồi.

Đáng lo ngại hơn, rạn san hô tại Cù lao Chàm đang chịu tác động lớn về môi trường. Đi kèm với sự phát triển về kinh tế - xã hội, bao gồm các hoạt động khai thác hải sản, dịch vụ du lịch, nhất là các nguồn chất thải từ ven bờ ngày càng gia tăng, cộng thêm mưa bão, biến đổi khí hậu... đã làm môi trường nơi đây có nhiều biến động. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của rạn san hô cùng các loài sinh vật khác.

Sao biển gai
Tiêu diệt sao biển gai và làm sạch rác thải giúp san hô phát triển.

"Khi san hô tự nhiên bị gãy, suy thoái thì việc phục hồi hệ sinh thái này gặp rất nhiều khó khăn. Việc lựa chọn và cắt tỉa san hô tự nhiên làm giống để cấy trên các giá thể tự nhiên (san hô chết, đá ngầm) hoặc nhân tạo rất tốn chi phí và công sức" - ông Nguyễn Văn Vũ phân tích.

Nhận diện những thách thức đó, BQL Khu Bảo tồn biển Cù lao Chàm tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, giải pháp cụ thể để bảo vệ, nhân rộng diện tích rạn san hô. Gần đây, Khu Bảo tồn biển Cù lao Chàm phát động chương trình dọn vệ sinh đáy biển, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Địa phương này cũng thành lập đội làm sạch đáy biển với khoảng 20 thành viên, có nhiệm vụ gom rác và tiêu diệt sao biển gai - loài sinh vật chuyên ăn san hô.

Đoàn Thanh niên Khu Bảo tồn biển Cù lao Chàm cũng có nhiều sáng kiến nhằm phục hồi san hô và nâng cao nhận thức cho nhiều đối tượng khác nhau, nhất là thế hệ trẻ. Hằng năm, chi đoàn tổ chức chương trình trại hè san hô gồm các hoạt động dọn vệ sinh bãi biển, tập huấn phương pháp trồng phục hồi san hô, tham quan các rạn san hô tự nhiên, vườn ươm san hô cho học sinh và đoàn viên - thanh niên trên địa bàn TP Hội An. Chi đoàn cũng thường xuyên dọn vệ sinh đáy biển, thực hiện những chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phổ biến Luật Thủy sản… 

Báo Người lao động
Đăng ngày 01/11/2021
Trần Thường
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 08:06 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 08:06 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 08:06 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 08:06 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 08:06 20/04/2024