Nỗ lực loại bỏ tôm giống kém chất lượng

Sau hơn 80 ngày thả nuôi, ao tôm thẻ chân trắng có diện tích gần 2.000 m2 của anh Nguyễn Văn Ða, ấp Thuận Hoà, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi chỉ thu được hơn 1,2 tấn tôm loại 84 con/kg. Với sản lượng ấy và giá tôm thương phẩm, giá vật tư đầu vào như hiện nay, anh gần như phủi tay.

tôm giống chất lượng
Tắc Vân là chợ tôm giống đầu mối nhộn nhịp nhất tỉnh nhưng chất lượng không được kiểm soát chặt chẽ.  Ảnh: NGUYỄN PHÚ

Mới đào ao nuôi tôm năm đầu tiên, gia đình lại ít vốn nên kỳ vọng lớn vào đầm tôm ấy, anh Ða cẩn trọng từ khâu đào, cải tạo ao cho đến chọn giống. Anh cho biết, đã kết hợp với nhiều anh em cùng địa phương chọn cùng ngày thả giống để tăng số lượng giống thả, lựa chọn cơ sở giống uy tín và lô tôm ưng ý… Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi. Toàn bộ 4 anh em thả cùng lô giống ấy đều rơi vào tình trạng tôm không lớn, thời gian nuôi kéo dài, tiêu tốn thêm nào là tiền thức ăn, thuốc, điện chạy quạt,… nên chỉ từ hoà đến lỗ vốn.

Quản lý tôm giống còn nhiều bất cập

Trường hợp của anh Ða cũng như những người nuôi tôm cùng địa phương cho thấy, con giống là một trong những yếu tố quan trọng của vụ nuôi và chất lượng con tôm giống hiện nay trên địa bàn vẫn còn hạn chế, nhất là nguồn giống nhập tỉnh.

Tại hội nghị giao ban ngành nông nghiệp tháng 9/2015, do Sở NN&PTNT phối hợp với huyện Cái Nước tổ chức, các đại biểu tham dự đều cho rằng công tác quản lý chất lượng con giống đã được tăng cường. Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra chất lượng con giống sản xuất trong tỉnh, tỷ lệ bệnh đến 63% (thu mẫu đối chứng trong đề án giống). Ðây đang là điểm nghẽn của ngành sản xuất chủ lực của tỉnh.

Sau nhiều vụ tôm thất bại, ông Mạc Phương Ðông, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, phải đi làm công nhân cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Thuỷ sản xuất khẩu Cà Mau (FFC). Ông Ðông cho biết, trước khi thả tôm nuôi, ông đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình cải tạo ao, đầm, đến xử lý nước. Nhưng do con giống không đạt chất lượng, khoảng sau 45 ngày nuôi, tôm xuất hiện bệnh và chết kéo dài nhiều vụ liền.

Kiểm soát chất lượng con giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nghề nuôi tôm. Do đó, tôm giống thả nuôi cần chọn mua từ các cơ sở sản xuất tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định; tôm có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tuỵ...

Ông Nguyễn Hiền Thức, nông dân nuôi tôm nhiều kinh nghiệm ở xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi, cho biết, những tháng đầu năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp, từ lạnh chuyển sang nắng nóng kéo dài, nên hầu hết các ao tôm ở khu vực này đều bị dịch bệnh, phải thu hoạch sớm hay xổ bỏ. Tuy nhiên, ao tôm của ông Thức vẫn phát triển tốt, thu hoạch đạt sản lượng cao. Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này, ngoài vấn đề quản lý tốt môi trường, mầm bệnh ao nuôi thì việc quan trọng nhất là chú trọng việc chọn tôm giống chất lượng tốt tại cơ sở sản xuất tôm giống có uy tín, được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng giống trước khi chọn mua.

Tiến tới 80% tôm giống sạch

Với diện tích hơn 292.000 ha nuôi tôm, trong đó có 9.267 ha tôm công nghiệp, hằng năm, toàn tỉnh cần trên 15 tỷ con tôm giống. Từ năm 2013, tỉnh đã xây dựng và phê duyệt Ðề án “Nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Theo đánh giá của ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, qua gần 2 năm thực hiện, bước đầu đề án mang lại kết quả khả quan. Công tác lấy mẫu tôm giống xét nghiệm định kỳ tại các trại giống, khu sản xuất giống tập trung đối chứng với chất lượng cơ sở đã đăng ký được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức 5 cuộc tuyên truyền các quy định của pháp luật trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản, nhằm nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn cũng như nâng cao nhận thức để người dân biết và chọn mua tại những điểm cung cấp giống chất lượng.

Ông Châu Công Bằng thông tin, tỉnh đang đẩy mạnh chương trình sản xuất tôm giống sạch giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu hướng tới cung cấp 80% nguồn tôm giống sạch cho người nuôi.

Nỗ lực để sản xuất tôm giống sạch bệnh cho người dân, tỉnh đang triển khai thực hiện phương án sản xuất giống tôm sú hạn chế nhiễm vi-rút gây bệnh còi trên địa bàn các huyện Ðầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, Năm Căn và Ngọc Hiển. Mục tiêu tỉnh đề ra đến năm 2020 là đạt 800 trại sản xuất tôm giống để bảo đảm cung cấp 80% tôm giống sạch cho người nuôi.

Tuy nhiên, đây là mục tiêu không dễ đạt được. Ông Bằng cho biết thêm, để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh sẽ có những chính sách hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại, miễn giảm thuế, ngành chuyên môn sẽ hỗ trợ kỹ thuật… cho những doanh nghiệp có đủ điều kiện và năng lực theo kết quả xét chọn của địa phương.

Việc xây dựng và phát triển trại sản xuất giống hiện nay được xem là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Cà Mau Trần Văn Của cho rằng, ngoài chính sách ưu đãi để xây dựng trại giống trong tỉnh, cần phải chú trọng và tăng cường quản lý nguồn giống nhập tỉnh. Bởi lẻ, với điều kiện giao thông như hiện nay thì tôm giống có thể vào tỉnh và đến với đầm tôm người nuôi bằng rất nhiều con đường với số lượng lớn, có khi chỉ 1 chiếc xe máy vẫn có thể vận chuyển 200.000-300.000 con giống.

Cà Mau là một trong những vùng kinh tế thuỷ sản trọng điểm của cả nước, nhất là con tôm. Do đó, để giữ vững và nâng tầm vị thế này, tỉnh cần có những chính sách ưu đãi cũng như giải pháp hợp lý để cung cấp tôm giống sạch cho người nuôi, góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng tôm nuôi./.

Ông Nguyễn Hiền Thức chia sẻ, bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, người nuôi tôm có thể sử dụng các biện pháp đánh giá cảm quan để chọn tôm giống chất lượng. Đó là đánh giá về kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, đầu và thân cân đối, tôm bơi khoẻ ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt, phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa, phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám, đường ruột đầy thức ăn, không bệnh phát sáng. Ngoài ra, khi thả tôm giống vào thau, dùng tay khuấy đều, tôm khoẻ thường bơi ngược dòng nước hoặc bám chung quanh thành thau, tôm yếu thường tụ lại ở giữa.

Báo Cà Mau, 27/10/2015
Đăng ngày 29/10/2015
Nguyễn Phú - Trung Ðỉnh
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 08:30 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 08:30 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 08:30 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 08:30 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 08:30 18/01/2025
Some text some message..