Rắn biển là một trong những loài rắn có nọc độc nhất trên thế giới, chúng có thể dễ dàng giết chết một người trong vòng chưa đầy 30 phút. May mắn thay, loài sinh vật này tương đối “hiền” và thường không tấn công trừ khi bị khiêu khích hoặc cảm thấy bị đe dọa.
Thực tế, nhiều thợ lặn vẫn thường xuyên bắt được rắn biển trong các chuyến đi của mình mà không gặp phải những nguy hiểm đến tính mạng, mặc dù hành động này không được các tổ chức bảo vệ động vật khuyến khích.
Thợ lặn thường xuyên gặp rắn biển- một trong những loài có nọc độc nhất thế giới
Tuy nhiên, ở phương diện khác, rắn biển là nỗi kinh hoàng của nhiều loài sinh vật dưới đáy đại dương, đặc biệt là những loài cá có thói quen sinh sống nương tựa vào các rạn san hô.
Ở các vùng biển nhiệt đới trên thế giới, được xem là hệ sinh thái đa dạng, giàu có và tuyệt vời nhất trong đại dương. Các rạn san hô tuy chỉ chiếm chưa tới 1% diện tích đại dương nhưng lại có tới 25% số sinh vật biển sống ở đó, nhiều đến mức người ta thường ví những rạn san hô như những khu rừng nhiệt đới dưới đáy biển. Nơi đây là nơi cư ngụ của nhiều loài cá nhỏ, đồng thời cũng là "mảnh đất màu mỡ" của các loài săn mồi luôn có cái bụng đói, thèm thuồng tìm kiếm những bữa ăn miễn phí và đầy dưỡng chất.
Thông thường, các loài cá nhỏ bé chỉ có cách duy nhất để né tránh các cuộc "tàn sát" đến từ những sinh vật săn mồi đáng sợ dưới đáy biển bằng cách luồn lách vào kẽ hở hoặc hang động xung quanh rạn san hô. Nhưng điều đó chỉ hiệu quả khi kẻ thù của chúng săn mồi theo từng cá thể đơn lẻ, còn nếu khi gặp phải một đàn kẻ săn mồi như rắn biển thì cơ hội sống sót của cá bé chắc chắn sẽ chỉ bằng không.
Nọc độc của chúng có chứa chất độc thần kinh cực mạnh có thể gây tăng huyết áp, tím tái, tê liệt và có khả năng tử vong nếu không được điều trị.
Rắn krait được biết đến với tên gọi "krait biển dải" hay là "krait biển lia vàng" có tên khoa học là Laticauda colubrina. Đây là loài rắn cực độc với độc tính mạnh gấp 10 lần rắn đuôi chuông, nhưng loài vật này không hung dữ và chỉ biết cắn để tự vệ.
Loài rắn này có dấu hiệu nhận biết tương đối dễ dàng với đầu và thân có sọc đen. Mặt trên của nó có màu xám xanh, bụng màu vàng. Tất cả các bộ kraits biển và rắn biển thật đều có đuôi hình mái chèo giúp chúng lướt qua mặt nước. Cơ thể mảnh mai của krait giúp nó len lỏi qua san hô để dễ dàng tìm kiếm các sinh vật ẩn nấp bên trong đó.
Rắn Krait là một trong số ít loài rắn biển lên cạn để đẻ trứng trong khi hầu hết các loài khác, như rắn Olive sẽ sinh con dưới nước.