Nỗi lo bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng tự nhiên

Tôm thẻ chân trắng chỉ được nuôi với hình thức thâm canh và bán thâm canh, không được phép nuôi tự nhiên.

thu hoạch tôm
Tôm thẻ chân trắng chỉ nuôi theo hình thức công nghiệp, được quản lý tốt mới mang lại hiệu quả bền vững

Từ việc nuôi tôm sú những năm gần đây đối mặt với nhiều rủi ro, nhiều bà con làm mô hình nuôi tôm quảng canh và tôm - lúa tại Cà Mau đã tự ý chuyển đổi qua thả nuôi thẻ chân trắng. Hiện nay, sự “xé rào” này đang bùng phát trên diện rộng. Thực trạng trên tiềm ẩn hậu quả khó lường nếu người dân ham lợi thả nuôi liên tục nhiều vụ liền.

Tại Cà Mau, thẻ chân trắng không phải xa lạ với người nuôi tôm. Từ nhiều năm trước, loại này đã được bà con địa phương thả nuôi phổ biến theo hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh. Tuy nhiên, vài năm nay tại huyện Thới Bình, U Minh người dân đã bắt đầu thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong các ao nuôi tôm tự nhiên và bất ngờ mang lại lợi nhuận khá cao. Từ đó, phát sinh tràn lan. Đặc biệt, sau mùa hạn mặn lịch sử 2015 - 2016, tình trạng trên diễn ra càng phổ biến hơn.

Gia đình ông Hồ Hoàng Nam (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vuông tôm quảng canh được khoảng nửa năm nay. Theo đánh giá của ông Nam, nuôi này mang lại hiệu quả cao hơn tôm sú.

Qua hai vụ nuôi, ông thấy con thẻ chân trắng đạt tỷ lệ sống cao hơn sú rất nhiều. Đặc biệt, thời gian cho thu hoạch rất ngắn, chỉ cần chưa tới 2 tháng. Trên diện tích 12 công đất, gia đình ông ước đã có nguồn thu hơn 80 triệu đồng. Trong khi đó, hai năm gia đình ông Nam nuôi tôm sú cũng không có được số tiền lớn thế này.

Còn gia đình anh Dương Công Bằng (ngụ xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) có đất 3 ha đất nuôi tôm. Thấy nhiều bà con vùng cạnh bên thả thẻ chân trắng thành công, anh đã dùng 4 công đất tiến hành thả nuôi thử. Đến nay, đã trải qua 3 vụ nuôi, với thời gian chỉ khoảng 8 tháng đã cho gia đình nguồn thu hơn 60 triệu đồng. Hiện nay, gia đình anh Bằng đang tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thẻ. Đặc biệt, nhiều bà con địa phương thấy hiệu quả cũng đang tiến hành làm theo.

Từ những thành công bước đầu như vậy, hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng trong vuông tôm quảng canh và tôm – lúa đang được bà con làm tràn lan. Riêng huyện Thới Bình đã lên đến khoảng 8.000 ha. Tuy nhiên, theo những hộ nuôi có thâm niên, nếu thả tôm thẻ chân trắng liên tục, rất dễ gặp thất bại.

Anh Bào Văn Mến (xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình), người có kinh nghiệm thả khoảng 7 vụ tôm thẻ chân trắng cho biết: Gia đình bắt đầu thả nuôi thẻ chân trắng từ năm 2015. Sau những vụ đầu cho thu hoạch khá, càng về sau tình hình nuôi càng khó. Thời gian gần đây gia đình anh liên tiếp thua lỗ, từ đó đã phải quay lại thả nuôi tôm sú.


Tôm thẻ chân trắng không được phép nuôi tự nhiên

Thạc sĩ Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau cho biết: Tôm thẻ chân trắng chỉ được nuôi với hình thức thâm canh và bán thâm canh. Thực trạng người dân tự phát thả nuôi thẻ tự nhiên là không phù hợp với chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Huy khuyến cáo, tuyệt đối không nên nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức tự nhiên. Lý do, tôm thẻ chân trắng sức ăn rất mạnh, khi được nuôi thường xuyên sẽ làm môi trường tự nhiên suy giảm nghiêm trọng. Người dân nuôi tôm theo hình thức quảng canh hay lúa - tôm chưa lắm rõ quy trình cải tạo vuông tôm cũng như quản lý dịch bệnh trên tôm thẻ, vì vậy rất dễ gặp thất bại ở những vụ nuôi tiếp theo. Khi thất bại rồi, trở lại nuôi tôm sú sẽ càng khó khăn hơn.

Khó khăn trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã được minh chứng. Mặt khác, giá cả tôm này rất bấp bênh, so về giá trị kinh tế còn thua xa con tôm sú. Bên cạnh đó, mặt hàng tôm sú đã khẳng định được giá trị bền vững và là thế mạnh đặc biệt của Cà Mau. Vì vậy, người dân không nên chạy theo cái lợi trước mắt sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về lâu dài./.

CafeF/VOV, 11/03/2017
Đăng ngày 13/03/2017
Khánh Hưng
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 11:33 29/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 13:41 30/09/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 13:41 30/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 13:41 30/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 13:41 30/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 13:41 30/09/2023