Bằng cách sử dụng tàu ngầm robot, nhà khoa học có thể thu được mẫu của các giáp xác nhỏ sống trong vùng nước tối đen của rãnh. Các loài giáp xác này bị đã bị nhiễm các hóa chất độc hại gấp 50 lần ở loài cua đã từng sống ở những con sông bị ô nhiễm nặng ở Trung Quốc. "Các chất ô nhiễm có trong mọi mẫu, bất kể ở độ sâu nào, bất kể loài nào", tác giả chính, Alan Jamieson, thuộc Đại học Newcastle ở Anh, cho biết.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã xác minh rằng các loài giáp xác nhỏ, chẳng hạn như tôm Hirondellea gigas vàng sống trong tối ở độ sâu khoảng 10.000 mét ở Thái Bình Dương đã bị ô nhiễm bởi PCBs, là chất được sử dụng trong các máy biến điện hoặc sơn và hóa chất PBDE được sử dụng như là chất chống cháy.
Tôm Hirondella gigas vàng, một loài sống ở đáy đại dương đang bị nhiễm độc (Ảnh: Internet).
Đây là những hóa chất công nghiệp đã bị cấm vào cuối những năm 1970 và không phân hủy trong môi trường. Vì thế chúng được gọi là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs). Những chất này trước đây đã được tìm thấy với nồng độ cao ở người Inuit (cư dân của vùng Bắc Cực) thuộc Canada, cá voi sát thủ và cá heo ở Tây Âu.
Các kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution cho thấy rằng các POPs xâm nhập vào phần sâu nhất của đại dương khi động vật chết và hạt nhựa rơi xuống dưới.
POPs tích lũy trong chất béo, do đó sẽ được tích lũy dần ở các sinh vật cao hơn trong chuỗi thức ăn. Chúng cũng không thấm nước và do đó dính vào chất thải nhựa.
Jamieson giải thích rằng mặc dù đã được dự đoán rằng bằng cách nào đó mà các POPs sẽ được tìm thấy trong những phần sâu nhất của đại dương, như khi chúng chìm ở đó, điều ngạc nhiên là mức độ ô nhiễm cao bất thường tại nơi này.