Nơi sự sống bắt đầu trên trái đất

Miệng phun thủy nhiệt và những phản ứng hóa học đầu tiên ở đáy đại dương là nguyên nhân hình thành sự sống đầu tiên trên trái đất.

THÁP ĐÁ VÔI
Các tháp đá vôi ở đáy Đại Tây Dương. Ảnh: D. Kelley and M. Elend/University of Washington.

Làm thế nào để sự sống trên trái đất bắt đầu? Ba bài báo mới đồng tác giả là Mike Russell, một nhà khoa học nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion NASA, Pasadena và Calif đã củng cố quan điểm cho rằng, sự sống đầu tiên trên trái đất bắt đầu từ các miệng phun thủy nhiệt có tính chất kiềm ở đáy đại dương.

Miệng phun thủy nhiệt là một khe nứt trên bề mặt một hành tinh, tạo ra vùng nước được hâm nóng bởi địa nhiệt. Hiện tượng này thường được tìm thấy gần khu vực núi lửa hoạt động, nơi các mảng kiến tạo đang rời xa nhau, vùng trũng đại dương và các điểm nóng.

Các nhà khoa học quan tâm đến cuộc sống ban đầu trên trái đất hy vọng sẽ tìm thấy sự sống trên hành tinh khác, đặc biệt là thế giới băng giá cùng với đại dương bên dưới bề mặt mặt trăng Europa của sao Mộc và Enceladus của sao Thổ, chúng ta cần phải dựa vào những dấu hiệu hóa học để tìm kiếm, Science Daily đưa tin.

Hai bài báo công bố gần đây trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society B cung cấp thêm chi tiết về các chất hóa học và tiền thân của những phản ứng trao đổi chất mở đường cho sự sống.

Russell cùng đồng tác giả mô tả quá trình tương tác giữa đại dương ban đầu và chất lỏng thủy nhiệt có tính chất kiềm tạo ra acetate (có thể so sánh được với giấm). Acetate là kết quả của phản ứng giữa metan, hydro từ miệng phun thủy nhiệt kiềm và CO2 hòa tan trong các đại dương bao quanh.

Khi phản ứng hoá học này xảy ra, acetate sẽ trở thành cơ sở của các phân tử sinh học khác. Họ cũng mô tả làm thế nào để tạo ra cacbon hữu cơ và polyme, những đồng tiền năng lượng của tế bào đầu tiên có thể được lắp ráp từ các khoáng chất vô cơ.

Một bài báo đăng trên tạp chí Biochimica et Biophysica Acta phân tích sự giống nhau về cấu trúc giữa các enzym cổ xưa nhất và khoáng chất kết tủa tại miệng phun thủy nhiệt tính chất kiềm.

Mike Russell nói: "Công việc nghiên cứu những dòng chảy nước nóng tính chất kiềm dưới đáy đại dương khiến chúng tôi tin rằng, đó là l‎ý giải tốt nhất cho nguồn gốc của sự sống và năng lượng sống, giả thuyết của chúng tôi được kiểm chứng, tuân theo nguyên l‎ý nhiệt động lực học”.

Công trình của Russell được tài trợ bởi Học viện sinh học NASA thông qua các nhóm Icy Worlds đặt tại JPL, một bộ phận của Viện Công nghệ California, Pasadena. Viện Astrobiology NASA có trụ sở tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, viện hỗ trợ nghiên cứu về nguồn gốc, sự tiến hóa, sự phân phối, tương lai của sự sống trên trái đất và tiềm năng cho cuộc sống ở những nơi khác.

Theo Vnexpress
Đăng ngày 04/08/2013
lê hùng
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 12:30 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 12:30 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 12:30 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:30 19/11/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 12:30 19/11/2024
Some text some message..