Nơm nớp nỗi lo sạt lở đê biển

Vài năm trở lại đây, tình trạng sạt lở đê biển huyện Duyên Hải (Trà Vinh) diễn ra với tốc độ nhanh và ngày càng lấn sâu vào đất liền. Tình trạng này đã làm thất thoát nhiều tài sản và đánh mất đi cuộc sống vốn yên bình của người dân nơi đây.

đê biển
Tuyến đê biển xã Hiệp Thạnh (Duyên Hải) đang bị sạt lở.

Khổ sở vì sạt lở

“Do triều cường làm sạt lở đê biển nên nền nhà của gia đình tôi khi xưa ngoài kia, cách đê biển bây giờ vài chục mét đã biến mất. Theo đó, sự êm ấm, hạnh phúc của gia đình cũng không còn nữa mà thay vào đó là sự vất vả, chật vật của cuộc sống hằng ngày. Tôi hy vọng rằng, việc sạt lở này đừng diễn ra nữa để gia đình tôi bớt khổ” – chị Nguyễn Thị Đậu, người dân ở ấp Chợ (xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải) chia sẻ.

Theo chúng tôi tìm hiểu, trước đây, gia đình chị Đậu là một gia đình khá giả, có thu nhập cao từ việc trồng rau cải, nuôi tôm. Tuy nhiên, chỉ trong một đêm cuối 9.2010, một đợt triều cường dâng cao đã cuốn đi hết tài sản, căn nhà và làm thiệt hại gần 1ha đất vườn của gia đình. May mắn, các thành viên trong gia đình chị không ai bị thương nhưng lại không còn vốn sản xuất. Vì hoàn cảnh chị Đậu quá khó khăn nên chính quyền địa phương đã hỗ trợ một nền tại khu tái định cư để gia đình chị sớm ổn định cuộc sống.

Đi vòng quanh mé biển địa bàn ấp Chợ, chúng tôi ghi nhận đúng như những gì mà chị Đậu kể, biển đã ăn sâu vào đất liền. Hàng chục cột điện được đặt trên đất sản xuất của người dân trước đây hiện đã nằm ngoài chân đê gần 100m. Không riêng gì khu vực này, tại ấp Bào của xã Hiệp Thạnh cũng xảy ra trường hợp sạt lở tương tự.

Anh Trần Công Lập, ở ấp Bào nói: “Nhiều năm trước đây, khu vực ấp Bào còn có rừng cây phi lao chắn sóng, gió biển nên dân chúng tôi rất yên tâm. Tuy nhiên, dần biển lấn sâu vào, những cây phi lao bị trốc gốc theo, ngã trôi ra biển gần hết. Riêng gia đình tôi có tổng cộng hơn 5.000m2 đất nhưng giờ chỉ còn lại khoảng 1.000m2”.

Khi chúng tôi hỏi về những vất vả mỗi khi triều cường dâng lên thì anh Lập nói: “Gia đình lại sống trong nỗi lo sợ phập phồng chứ sao. Để đối phó với việc sạt lở đê, gia đình tôi chỉ còn biết cách trồng những cây màu ngắn ngày như đậu phộng, dưa hấu, khoai,… nếu có xảy ra chuyện gì cũng dễ thu hoạch. Những gì thu hoạch được đều bó vào những cây cột trong nhà vì sợ bị trôi theo nước biển bất cứ lúc nào”.

Thiếu kinh phí 

Ông Nguyễn Văn Kiên - Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh xác nhận: “Tình trạng sạt lở trên địa bàn xã đã xảy ra nhiều năm qua và ngày càng trầm trọng. Theo đó, lãnh đạo tỉnh và Trung ương cũng đã quan tâm, hỗ trợ vốn đầu tư bờ kè dài 1.315m với tổng kinh phí thực hiện là 75 tỷ đồng. Tuy đã xây dựng xong nhưng bờ kè vẫn còn ngắn, khó chống đỡ được nhiều đợt thủy triều lớn trong thời gian tới. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi vừa kiến nghị lên Trung ương nhờ tiếp tục hỗ trợ vốn xây dựng những đoạn bờ kè còn lại”.

Ngoài xã Hiệp Thạnh, một số đoạn bờ biển thuộc xã Trường Long Hòa và Dân Thành cũng xảy ra tình trạng sạt lở. Trao đổi với ông Châu Hoàng Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải. Ông Nghĩa, nói: “Mấy năm gần đây, có khu vực bị lở hàng chục mét, có khu vực lở hàng trăm mét. Riêng năm 2013, chỉ riêng tuyến đê xã Hiệp Thạnh đã bị sạt lở đoạn 2km. 

Thấy vậy, tỉnh Trà Vinh đã đầu tư khoảng 300 triệu để mua cừ tràm, bạt cao su về gia cố lại”. Theo ghi nhận của chúng tôi, giải pháp chống sạt lở ở tuyến đê biển dài khoảng 55km được ngành chức năng huyện Duyên Hải thực hiện trong thời gian qua chỉ mang tính chất tạm thời. 

Mặt khác, để ổn định cuộc sống người dân, chính quyền địa phương cũng đang triển khai phương án xây dựng khu tái định cư. Tuy nhiên, phương án này cũng bị thiếu hụt nguồn vốn còn người dân thì không muốn vào ở vì không có đất sản xuất. Vì vậy, hiện còn 176 hộ dân vẫn phải bám biển mưu sinh, bất chấp nguy hiểm.

Ông Nguyễn Văn Trưởng-Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh Trà Vinh, thông tin: “Do kinh phí hỗ trợ hàng năm của Trung ương thấp nên không thể đầu tư xây dựng toàn tuyến đê biển huyện Duyên Hải. Theo tôi, về lâu dài, ngoài việc xây dựng đê kiên cố ven biển ở khu vực trên còn phải trồng thêm rừng để bảo vệ kè thông qua hệ thống kè mềm bên ngoài biển…”.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Tỉnh Trà Vinh có trên 65km bờ biển chạy dọc trên địa bàn của 8 xã, 1 thị trấn thuộc 3 huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Để từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nhất là phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo hướng ổn định và bền vững, tỉnh Trà Vinh đề nghị Trung ương quan tâm và ưu tiên hỗ trợ từ các nguồn vốn đầu tư cho tỉnh triển khai thực hiện các dự án bức xúc với tổng kinh phí 1.511.915 triệu đồng, trong đó đầu tư xây dựng đê biển 743 tỷ đồng, xây dựng kè biển hơn 474 tỷ đồng và đê sông 294 tỷ đồng. BÍCH LIÊN

Báo Dân Việt, 08/05/2014
Đăng ngày 08/05/2014
Huỳnh Xây- Hà Việt
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 18:42 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 18:42 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:42 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 18:42 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 18:42 08/11/2024
Some text some message..