Nông dân Cà Mau mất 100 tỷ đồng hỗ trợ thiên tai

Do có thói quen không kê khai diện tích nuôi trồng thủy sản với chính quyền địa phương nên hàng trăm nghìn nông dân ở Cà Mau không được hỗ trợ thiệt hại do hạn, mặn.

đầm tôm
Vướng Thông tư 05 của Bộ Tài chính, người nuôi thủy sản bị thiệt hại do thiên tai ở Cà Mau phải "tự bơi" để tái sản xuất. Ảnh: CTV.

Sáng 29/7, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, tất cả người nuôi trồng thủy sản ở địa phương này không được hỗ trợ thiệt hại do ảnh hưởng đợt thiên tai vừa qua.

Nguyên nhân do không có hộ nào đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 05 (ngày 9/2/2015) của Bộ Tài chính liên quan đến Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Khoản 1, Điều 4 của Thông tư 05 nêu: Diện tích cây trồng, diện tích nuôi trồng thủy sản, hải sản và số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm phải có xác nhận của chính quyền cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các đơn vị liên quan làm căn cứ thanh toán hỗ trợ.

"Thông tư quy định như vậy nhưng thực tế từ trước đến nay địa phương không có quy định nào bắt buộc người dân nuôi tôm, cá phải khai báo diện tích. Vì vậy, chúng tôi kiểm tra lại thì không hộ nào đủ điều kiện để nhận tiền bồi thường thiệt hại", ông Bằng nói.

Theo ngành nông nghiệp Cà Mau, ảnh hưởng El Nino trong 6 tháng đầu năm, khiến tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh này bị thiệt hại trên 158.000 ha, với hơn 125.000 hộ dân. Nếu đủ điều kiện theo Thông tư 05 thì số tiền hỗ trợ cho người nuôi thủy sản ở Cà Mau hơn 100 tỷ đồng, trong đó huyện Cái Nước 62 tỷ.

"Ðể gỡ khó cho nông dân, Cà Mau thống nhất chủ trương, các hộ dân nếu không đăng ký kê khai sản xuất ban đầu, vẫn nhận được tiền hỗ trợ nếu có hoá đơn, chứng từ mua giống, mua thức ăn... nhằm chứng minh đã có sản xuất. Tuy nhiên, qua rà soát lại các quy định thì chúng tôi không thể làm trái Thông tư", lãnh đạo Sở Nông nghiệp Cà Mau chia sẻ.

Nửa năm trước, Cà Mau công bố thiên tai do hạn hán cấp độ 1 với khoảng 50.000 ha lúa bị thiệt hại, người trồng lúa được xem xét hỗ trợ và đã được nhận trên 80 tỷ đồng. Đến tháng 5, Cà Mau công bố thiên tai cấp độ 2 trên nuôi trồng thủy sản, thiệt hại khoảng 260 tỷ đồng.

Zing, 29/07/2016
Đăng ngày 29/07/2016
Việt Tường
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 09:31 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 09:31 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:31 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:31 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:31 17/03/2025
Some text some message..