Đã thả tôm trên 1.500ha
Ngoài việc tăng cường kiểm tra của cơ quan chức năng về nguồn gốc và chất lượng tôm giống, nông dân cần quan tâm hơn về xuất xứ con giống, thả tôm mật độ từ 15-25con/m2 đối với tôm sú và 60-80con/m2 đối với tôm thẻ. Thường xuyên theo dõi tình hình dự báo thời tiết, theo dõi và xử lí môi trường nước đúng quy định, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình nuôi, cải tạo ao nuôi đúng quy trình loại bỏ mầm bệnh, sử dụng chế phẩm sinh học đúng liều lượng, đảm bảo an toàn ao nuôi.
Ngoài ra, ngành chức năng và địa phương theo dõi rà soát kịp thời hỗ trợ nguồn vốn và tập huấn khoa học kỹ thuật một số hộ có nhu cầu, tổ chức các buổi hội thảo cung cấp kiến thức cho người dân về quy trình thả nuôi và chăm sóc, nhằm hạn chế dịch bệnh trên tôm, nâng cao năng suất và chất lượng.
Theo thông tin Ngành chức năng, thời điểm này giá tôm đang tăng, tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng, tôm thẻ 100 con/kg có giá 75.000 đồng; vì vậy, nông dân tranh thủ xuống giống, đảm bảo kỹ thuật cho tôm phát triển tốt cho năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, nông dân cần thận trọng, tránh nôn nóng, cần thực hiện quy trình thả nuôi đúng theo khuyến cáo ngành chức năng, tránh thiệt hại, hạn chế rủi ro…
Xã Tân Chánh phấn đấu có 500 ha nuôi tôm công nghiệp
Tân Chánh là vùng nuôi tôm trọng điểm của huyện Cần Đước với khoảng 800 hecta. Những năm gần đây, do môi trường nước ô nhiễm nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến kém hiệu quả, do đó xã tập trung vận động nông dân nuôi tôm theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp.
Qua khảo sát nhiều mô hình, nông dân Tân Chánh tập trung đầu tư mô hình nuôi tôm công nghiệp phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, tận dụng điều kiện sẵn có, việc đầu tư cải tạo ao đầm không nhiều, chủ yếu đầu tư các trang thiết bị phụ trợ và nguồn vốn đầu tư vừa phải. Hiện nay, Tân Chánh có khoảng 300 hecta đã được nông dân áp dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp, mang lại hiệu quả cao.