Nông dân công nghệ cao: Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính.

nuôi tôm siêu thâm canh
Tôm nuôi trong nhà kính đạt tiêu chuẩn xuất khẩu - Ảnh: T.T.Phong

Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.

Theo anh Hải, trong những năm qua, tôm nuôi của người dân ở các tỉnh ven biển trong khu vực ĐBSCL bị thiệt hại nặng nề. Dịch bệnh trên tôm nuôi lây lan ra diện rộng, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết. Anh Hải nhận thấy tôm nuôi của nhiều hộ dù mới thả nuôi chưa được 1 tháng tuổi đã chết, trong khi đó tôm nuôi đạt trọng lượng từ 30 - 40 con/kg cũng có hiện tượng chết bất thường. Từ đó, để khắc phục được hiện tượng tôm chết sớm, anh Hải đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, đặc biệt trực tiếp tham quan mô hình nuôi tôm trong nhà kính của Tập đoàn C.P (Thái Lan). Qua đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, anh Hải cùng gia đình đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính tại Bạc Liêu.

Theo anh Hải, nuôi tôm trong nhà kính chi phí ban đầu khá cao. Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha khoảng 10 tỉ đồng, gồm xây nhà bao phủ các vuông tôm, xây tường xung quanh ao nuôi, lót bạt dưới đáy ao, lắp đặt hệ thống quạt, ô xy đáy, hệ thống dây chuyền cho tôm ăn... Nhờ mô hình đầu tư khá hiện đại và khép kín nên có thể thả nuôi thâm canh với mật độ khá cao. Trung bình mật độ thả nuôi từ 200 - 290 con/m2, tôm sau 100 - 105 ngày thả nuôi là có thể thu hoạch, tôm đạt kích cỡ từ 30 - 33 con/kg, năng suất đạt khoảng 60 tấn/ha, giá bán ra thị trường bình quân khoảng 170.000 đồng/kg. Đặc biệt, có nhiều ao sau thu hoạch đạt năng suất từ 87 - 90 tấn/ha. Anh Hải cho biết 5 vụ thả tôm nuôi liên tiếp đều trúng lớn, sản lượng thu hoạch hàng trăm tấn tôm thương phẩm/vụ. Tôm nuôi trong nhà kính có nhiều ưu điểm như dễ kiểm soát, tôm nuôi tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là tôm thương phẩm sau thu hoạch bóng và đẹp nên được các công ty chế biến tôm xuất khẩu thu mua với giá cao so với thị trường.

Theo kinh nghiệm của anh Hải, do tôm thả nuôi với mật độ cao nên hệ thống dàn quạt và ô xy đáy phải hoạt động liên tục 24/24 giờ. Theo đó, định kỳ 5 ngày phải cấy vi sinh một lần và hằng tuần phải kiểm tra sự tăng trưởng của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn, môi trường nước kịp thời. Điều đặc biệt là nuôi tôm trong nhà kính không cần thay nước, nguồn nước có thể được tận dụng để thả tôm nuôi những vụ tiếp theo. Do đó, người dân sẽ chủ động được khâu xử lý nước thải trong môi trường nuôi tôm - một vấn đề bức thiết lâu nay mà không có giải pháp khắc phục. Ngoài ra, để quản lý tốt môi trường ao nuôi định kỳ 3 - 4 ngày phải xi phông đáy ao một lần (hút bỏ các chất thải, bùn, độc tố tích tụ dưới đáy ao), làm sạch môi trường nuôi tạo ra sản phẩm nuôi sạch đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu. “Do tôm nuôi mau lớn, thời gian nuôi ngắn nên một năm có thể nuôi từ 3 - 4 vụ, đạt tổng sản lượng trên 200 tấn/ha/năm” - anh Hải cho biết.

Từ thành công này, anh Hải cùng gia đình đã thành lập Công ty TNHH MTV Hải Nguyên chuyên nuôi tôm. Hiện anh đang đầu tư mở rộng quy mô nuôi tôm lên đến 60 ha tại xã Vĩnh Trạch Đông. Trong đó, đầu tư 2 khu nuôi tôm khép kín gồm: khu nuôi tôm sạch chất lượng cao và khu nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh trong nhà kính. Mới đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp tham quan mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính của Công ty Hải Nguyên. Ông đánh giá rất cao mô hình nuôi tôm hiện đại này, đồng thời chỉ đạo địa phương quy hoạch vùng nuôi, tạo điều kiện cho người dân nhân rộng mô hình này.

Anh Đinh Vũ Hải, điện thoại: 0979858777

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 11/04/2013
Trần Thanh Phong
Nuôi trồng

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 18:59 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 18:59 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 18:59 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:59 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:59 02/12/2024
Some text some message..