Nông dân làm giàu: Thành công từ hướng đi mới

Sau nhiều năm phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ tại gia đình nhưng hiệu quả thu được không cao, anh Nguyễn Sỹ Thuấn, phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa) đã quyết tâm tìm hướng đi mới để thay đổi cuộc sống. Và anh đã thành công với quyết định của mình, trở thành người làm kinh tế giỏi tiêu biểu của địa phương.

Nông dân làm giàu: Thành công từ hướng đi mới
Mô hình kinh tế của anh Nguyễn Sỹ Thuấn, phường Quảng Thành cho hiệu quả cao.

Trước đây, khi địa phương thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, anh Thuấn đã nhận thầu hơn 6.000 m2 đất và đào ao nuôi các loại cá truyền thống là trôi, trắm, mè, chép. Sau vài năm, toàn bộ diện tích nuôi cá của gia đình anh nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng nên bị thu hồi. Không còn đất canh tác, anh trăn trở xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch và mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi thủy sản nước ngọt đa con theo hướng công nghệ cao. Được UBND phường Quảng Thành quan tâm, tạo điều kiện cho vay vốn lãi suất thấp từ các ngân hàng và vốn vay của hội nông dân, anh đã đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng để thực hiện ý tưởng của mình. Đến nay, tổng số vốn anh đầu tư đã lên tới 2,5 tỷ đồng.

Với diện tích hơn 5.000 m2 đất ở và đất nông nghiệp liền kề của gia đình, anh Thuấn đầu tư xây 3 khu để nuôi lươn đồng, trạch đồng, cua đồng và cá quả. Riêng khu nuôi cá quả, anh xây 12 bể xi măng, phía trên lợp mái kiên cố, phía dưới sử dụng hệ thống lọc nước tự động, xử lý bằng công nghệ nano và tia cực tím bảo đảm vô trùng để con nuôi không bị nhiễm bệnh. Để con nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, ngoài kinh nghiệm đã có khi nuôi cá truyền thống, anh Thuấn dành nhiều thời gian tìm hiểu về kỹ thuật nuôi, đặc tính từng con nuôi và thường xuyên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra, khâu chọn giống cũng được anh đặc biệt quan tâm. Ngoài nguồn giống được nhập ở Viện Nuôi trồng thủy sản Nha Trang, anh đã dày công nghiên cứu, tự tạo nguồn giống cho mình trong quá trình nuôi.

Do được chăm sóc đúng kỹ thuật, vệ sinh môi trường bảo đảm nên các con nuôi của gia đình anh ít bị dịch bệnh và phát triển tốt. Số lượng con nuôi được anh nhân lên qua từng năm. Do không sử dụng hoóc môn tăng trưởng nên chất lượng sản phẩm của anh được đánh giá rất cao, vì thế có những thời điểm anh không đủ hàng để cung cấp cho thị trường. Toàn bộ đầu ra cho sản phẩm được các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh và các tỉnh Quảng Ninh, Sơn La đặt mua. Theo tính toán của anh Thuấn, với đầu ra và giá cả tương đối ổn định, 2 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm anh thu hoạch 2 lần, mỗi lần khoảng 17 tấn các loại, trừ mọi chi phí gia đình anh lãi khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Sau 6 năm thực hiện, mô hình nuôi thủy sản nước ngọt đa con theo hướng công nghệ cao của anh Nguyễn Sỹ Thuấn được đánh giá cao, được nhiều người đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Một số gia đình ở các huyện Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Thọ Xuân đã được anh Thuấn truyền đạt kỹ thuật nuôi, cung cấp con giống hiện cũng đang phát triển tốt.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 18/09/2019
Minh Khôi
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 15:33 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 15:33 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:33 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 15:33 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 15:33 08/11/2024
Some text some message..