Nông dân nuôi lươn có hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Nga, hội viên Hội Nông dân xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu là người thực hiện mô hình nuôi lươn có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Bắt lươn
Ông Nguyễn Văn Nga trong hồ nuôi lươn của gia đình

Hiện nay, trên địa bàn huyện Dương Minh Châu có khá nhiều hộ nuôi lươn. Trong số đó, ông Nguyễn Văn Nga (sinh năm 1955, ngụ tại ấp Lộc Hiệp), hội viên Hội Nông dân xã Lộc Ninh là người thực hiện mô hình nuôi lươn có hiệu quả cao.

Qua tìm hiểu từ sách báo, tài liệu và học hỏi kinh nghiệm của một số người trong nghề, ông Nga xây ba cái hồ nuôi lươn. Sau khi nuôi thử lứa đầu thành công, thấy nuôi lươn không khó, cuối tháng 8.2013 ông thả vụ lươn thứ 2. Trong 3 hồ ông thả 150kg lươn giống (khoảng gần 4.000 con). Thức ăn chính của lươn là cá biển mua với giá 10.000 đồng/kg. Mùa mưa, ông Nga chịu khó đi bắt ốc bươu vàng trên những cánh đồng, bờ kênh cho lươn ăn thêm, giảm bớt được chi phí thức ăn.

Ông Nga cho biết, lượng thức ăn cho lươn chỉ cần vừa đủ no, không dư thừa để tránh lãng phí, vừa không gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Lươn ít bị bệnh, người nuôi chỉ cần phòng trừ ký sinh trùng đường tiêu hoá và ngoài da bằng cách trộn thuốc vào thức ăn mỗi tháng một lần.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần bổ sung men tiêu hoá và vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp lươn vừa phát triển nhanh vừa chống bệnh tật và chịu đựng sự thay đổi thời tiết đột ngột. Mỗi ngày ông thay nước hồ nuôi lươn một lần vào buổi xế chiều. Đây là công việc đơn giản nhưng rất quan trọng vì sau khi ăn no, lươn cần có nguồn nước sạch để phát triển.

Tận dụng chất thải của lươn và thức ăn thừa mỗi khi thay nước, ông đào một chiếc ao bên cạnh các hồ để thả cá trê lai, 4 tháng thu hoạch một lần cũng cho thêm nguồn thu không nhỏ. Đến nay, sau gần 5 tháng nuôi, lươn trong 3 hồ phát triển rất mạnh mẽ, khá đồng đều. Đây là giai đoạn lươn tăng trọng nhanh nhất, bình quân mỗi con đã cân nặng 300gam. Nếu nuôi đúng chu kỳ 8 tháng thì mỗi con đạt từ 800gam đến 1kg và sẽ cho xuất chuồng với sản lượng lươn thương phẩm khoảng 3 tấn.

Ông Nguyễn Văn Nga cho biết thêm, nếu giá cả ổn định như thời điểm hiện tại (thương lái đến đặt mua là 110.000 đồng/kg lươn loại I) thì sau khi trừ các khoản chi phí như tiền mua giống, tiền thức ăn từ khi thả đến lúc thu hoạch… ông thu lời được khoảng 200 triệu đồng.

Báo Tây Ninh
Đăng ngày 06/01/2014
Giang Sơn
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 16:01 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:01 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 16:01 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 16:01 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 16:01 14/01/2025
Some text some message..