Nông dân Quỳnh Lưu lo lắng thiếu tôm giống đầu vụ

Để sẵn sàng nuôi tôm chính vụ năm 2019, các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã cơ bản hoàn thành việc cải tạo ao đầm, xử lý nguồn nước. Tuy nhiên, do nguồn tôm giống chất lượng hiện đang đang khan hiếm khiến người nuôi vô cùng lo lắng

Nông dân Quỳnh Lưu lo lắng thiếu tôm giống đầu vụ
Hiện nguồn tôm giống có uy tín, thương hiệu đang khan hiếm nên bà con mới chỉ một số diện tích.

Gia đình anh Ngô Quang Thắng ở xóm 3, xã Quỳnh Lương có 3 ha nuôi tôm thâm canh. Để việc thả tôm vụ 1 đảm bảo điều kiện tốt nhất nên ngay từ trước tết âm lịch, anh đã chủ động tu sửa bờ, vệ sinh và lấy nước vào ao nuôi. Nhận thấy thời tiết ấm áp rất thuận lợi cho việc thả tôm giống khi ra tết, do vậy anh đã tiến hành đánh chlorine xử lý nguồn nước, môi trường, cấy vi sinh nhằm tạo sinh vật có lợi, ổn định môi trường, giảm tối đa sử dụng hoá chất kháng sinh trong vụ nuôi. Cứ 1 ha nuôi tôm chi phí xử lý hết 40 triệu đồng. Mọi điều kiện được anh chuẩn bị chu đáo nên dự kiến anh sẽ thả đợt tôm đầu tiên vào ngày mùng 6/1 âm lịch, với 3 triệu con giống CP. Tuy nhiên, đã 2 tháng kể từ thời điểm anh đặt giống và quá 10 ngày sau xử lý thuốc ở ao đầm thì hiện nay giống vẫn chưa có. Vì vậy, anh đang chờ phía công ty sản xuất giống tôm CP ở Quảng Bình thông báo có giống thì sẽ tiến hành lại các bước xử lý môi trường nước. Anh Ngô Quang Thắng cho biết: Các năm trước thời điểm này giống khá dồi dào, chỉ cần đặt trước từ 2 – 10 ngày là đều có giống để thả nhưng năm nay nguồn giống cực hiếm. Vụ tôm năm nay, gia đình đặt từ tháng 11 âm lịch nhưng đến nay vẫn chưa có và chắc chắn phải xử lý lại ao đầm lần nữa vì đã để lâu.

giống tôm, nuôi tôm, nuôi tôm nghệ an, nuôi tôm thẻ chân trắng

Phần lớn diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu bà con đã hoàn thành việc xử lý ao đầm, nguồn nước.

Trong tổng số 48 ha nuôi tôm thì tại thời điểm này toàn xã Quỳnh Lương đã thả được 10% diện tích, sớm hơn so với kế hoạch của huyện là 10 ngày. Số diện tích còn lại bà con đều đã xử lý nguồn nước và mong chờ vào nguồn con giống trong và ngoài tỉnh, bởi hiện tại giống tôm có thương hiệu, chất lượng như CP Quảng Bình, Bình Định, Việt Úc Quỳnh Minh đang khan hiếm. Quỳnh Lương cũng đang chỉ đạo các hộ nuôi không nên nóng vội, cẩn trọng trong lựa chọn nguồn giống có sức đề kháng tốt, giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ và có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, tiến hành nạo vét những kênh mương cấp, thoát nước, sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của cán bộ thủy sản để diệt mầm bệnh trong ao nuôi ngay từ đầu vụ. Cùng với đó, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình nuôi, nhằm tạo ra sản phẩm an toàn tới tay người tiêu dùng.

“Để đảm bảo hiệu quả và năng suất cao thì UBND xã chỉ đạo các hộ tuyệt đối là phải áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGap, đặc biệt không được sử dụng kháng sinh, chất cấm trong nuôi tôm.” Ông Hồ Nguyên Tuấn – Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương cho biết:

Vụ nuôi tôm này, huyện Quỳnh Lưu dự kiến thả 500 – 700 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 500 ha. Hiện tại, bên cạnh xã Quỳnh Lương thì các hộ nuôi Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Minh, An Hòa, Quỳnh Thọ, Quỳnh Yên, Quỳnh Ngọc… cũng cơ bản hoàn thiện công tác chuẩn bị và chờ có con giống sẽ tiến hành thả tôm vụ 1. Để một vụ nuôi đạt cả về sản lượng, chất lượng và giá trị, huyện đã chỉ các địa phương tuyên truyền các hộ nuôi đối với tôm thẻ chân trắng nên thả mật độ từ 70 – 150 con/m2; đối với tôm Sú nuôi mặn, lợ theo hình thức thâm canh, bán thâm canh mật độ từ 15 – 20 con/m2, nuôi quảng canh cải tiến mật độ 6 – 8con/m2. Đồng thời, thường xuyên theo dõi thông báo kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại vùng nuôi thủy sản của các cơ quan chức năng để có biện pháp lấy và xử lý nước đảm bảo. Còn trong quá trình nuôi, khi tôm có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bệnh thì người nuôi phải báo ngay cho UBND xã, trạm chăn nuôi và thú y huyện lấy mẫu xét nghiệm kịp thời. Ông Đậu Đức Năm – Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Từ trong năm âm lịch thì các hộ gia đình, cá nhân đã tổ chức vệ sinh làm sạch các ao hồ, lấy nước để lắng. Theo lịch của UBND huyện thì đầu tháng 3 bắt đầu thả tôm nhưng hiện nay do thời tiết ấm nên lẻ tẻ một số cơ sở đã thả tôm giống. UBND huyện cũng khuyến cáo các hộ cần phải đảm bảo yếu tố môi trường, chọn các giống có chất lượng để đảm bảo năng suất cuối vụ.”

Với điều kiện thời tiết thuận lợi như hiện nay cũng như công tác chuẩn bị tương đối đầy đủ, kỹ lưỡng của người nuôi tôm huyện Quỳnh Lưu thì hy vọng rằng trong những ngày tới các công ty, cơ sở sản xuất giống trong và ngoài huyện sẽ cung ứng đủ giống tôm để bà con thả kịp thời, đảm bảo với khung lịch thời vụ của huyện đề ra.

Quỳnh Lưu: Thả nuôi khoảng 500 – 600 triệu con tôm giống vụ 1

Theo kế hoạch vào đầu tháng 3 này bà con nuôi tôm huyện Quỳnh Lưu sẽ tiến hành thả vụ tôm mới với khoảng 500 – 600 triệu con giống tôm, trong đó 100% là tôm thẻ chân trắng với diện tích gần 500 ha. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch nuôi tôm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho nông dân, ngay từ đầu năm, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã có diện tích nuôi tôm trên địa bàn tích cực chỉ đạo bà con tiến hành nạo vét lại ao đầm, những chỗ hư hỏng xuống cấp thì kịp thời tu sửa. Đặc biệt công đoạn xử lý môi trường nước, mầm bệnh được bà con nuôi tôm đặt lên hàng đầu để có thể hạn chế tối đa sự phát sinh dịch bệnh trong vụ nuôi. Đến nay, gần 100% diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện đã hoàn thành công tác chuẩn bị, chỉ chờ thời điểm thích hợp, thời tiết ấm hơn, môi trường nước tốt hơn là có thể tiến hành thả vụ tôm mới.

Cùng với việc chỉ đạo bà con chuẩn bị cơ sở vật chất cho nuôi tôm thì huyện Quỳnh Lưu cũng tích cực chỉ đạo các phòng, ban chức năng làm tốt công tác phối hợp kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất tôm giống. Đồng thời chỉ đạo các trại sản xuất giống nâng cao năng lực và chất lượng sản phẩm. Các trại nhập con tôm sú giống bố mẹ từ các tỉnh Đà Nẵng, Cà Mau, Bình Thuận cần thực hiện công tác kiểm dịch chặt chẽ, tránh sơ hở, bỏ qua nguồn bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi. Đến thời điểm hiện nay, 8 trại giống trên địa bàn huyện đã cho sinh sản toàn bộ giống từ ấu trùng post chuẩn bị bán cho bà con nuôi tôm.

Nghệ An. GOV
Đăng ngày 06/03/2019
Hồng Diện
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 11:07 17/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 09:00 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 09:00 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 09:00 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:00 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 09:00 18/06/2025
Some text some message..