“Nữ tỷ phú cá giống” vùng cao

Từ một nông dân vất vả mưu sinh, một phụ nữ ở Lào Cai đã kiếm được tiền tỷ mỗi năm và nhân rộng mô hình sản xuất để giúp đỡ nhiều hộ nông khác thoát nghèo.

nu ty phu
Mô hình nuôi cá giống giúp gia đình bà Hoàng Thị Chắp làm giàu và hỗ trợ các hộ khác thoát nghèo.Ảnh: T.C

Người phụ nữ đó là bà Hoàng Thị Chắp (sinh năm 1970), thôn Luổng Đơ xã Cốc Sa, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai. Với mô hình sản xuất cá giống và cá thương phẩm, bà Chắp đã vinh dự đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi 2016 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng.

Vượt qua khó khăn

Những năm 90 của thế kỷ trước, gia đình bà Hoàng Thị Chắp, người dân tộc Giáy thuộc hộ nông dân nghèo, xoay sở mọi cách mà hoàn cảnh vẫn rất khó khăn. Năm 1993, chú của bà là kỹ sư thủy sản, tình cờ qua chơi và đề nghị bà Chắp chuyển sang nuôi cá. Đây là một quyết định khó khăn đối với gia đình quen trồng lúa bao năm, bởi nếu thua lỗ thì sẽ rất tai hại.

Tuy nhiên bà Chắp vẫn quyết tâm làm. Lúc bấy giờ có trang trại giải thể, hợp tác xã đấu thầu, bà Chắp trúng thầu và quyết định vay ngân hàng 5 triệu đồng làm vốn, vừa tu sửa, trang trải nâng cấp trang trại, vừa lấy cá về nuôi. Đồng thời, bà Chắp vẫn tiếp tục làm ruộng cùng gia đình để giữ ổn định, phòng thua lỗ. Đến năm 94, gia đình bà chuyển hẳn sang nuôi cá, và đến năm 2001 - 2002 nuôi theo hướng công nghiệp hóa. Tuy nhiên khi đó, các giống cá bà nuôi không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi nước ta và Trung Quốc mở của giao thương, nhóm kỹ sư thuộc tỉnh Vân Nam sang bán cám cá đã giới thiệu về giống cá bên nước bạn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, bà Chắp quyết định sang học hỏi kinh nghiệm.

Bà Hoàng Thi Chắp kể lại: “Năm 2003 - 2004, sang nước bạn xem giống cá, tôi rất thích thú vì cá nạc, đẹp mắt lại rẻ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng khi đó dù mở của giao thương nhưng số lượng cá nhập về vẫn hạn chế. Vì vậy tôi bàn với chồng lấy dòng cá bố mẹ về nuôi”. Nghĩ là làm bà Chắp vay thêm tiền sang Vân Nam nhập về vài vạn cá bố mẹ. Nuôi cá đến khi trưởng thành chỉ còn vai trăm con. Hàng ngày ngoài bà Chắp còn 7 lao động tham gia nuôi cá là thành viên trong gia đình. Cá con được chăm sóc để xuất bán cho các hộ nuôi cá thịt.

Chia sẻ thành công

Nỗ lực của bà Chắp cũng như các thành viên trong gia đình đã được đền đáp. Nếu như trước kia kinh tế gia đình bà Chắp khó khăn thì sau 11 năm, mỗi năm gia đình bà thu lãi trên 1 tỷ đồng. Năm 2015, tổng doanh thu của gia đình chị đạt 1,7 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 700 triệu đồng. Quả là một thành công đáng khâm phục.

Không chỉ dừng lại ở thành công của cá nhân, bà Chắp muốn nhân rộng mô hình của mình để bà con trong xã cùng nuôi để cùng thoát nghèo. Bà Chắp cho biết: “Với hình thức tư nhân nhỏ lẻ, tôi và bà con trong thôn tự đánh giá kết quả nuôi rồi từ đó giới thiệu cho nhau. Bấy giờ bà con nông dân trong tỉnh Lào Cai thường nói về lợi nhuận nuôi cá chép rất được và cố gắng nhân rộng. Trại cá của gia đình tôi luôn luôn tìm hiểu về con giống, loại nào đem lại hiệu quả cao thì mình tìm tòi và nuôi thử nghiệm, khi thấy hiệu quả thì hướng dẫn cho hộ bên cạnh cách nuôi”. Khá bất ngờ, liên tiếp trong các năm từ 2011 – 2014 thị trường cá giống từ tỉnh Lào Cai đã được mở rộng khắp các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình, Nam Định…

Với tấm gương nuôi cá thu tiền tỉ mỗi năm cũng như nhân rộng mô hình, bà Hoàng Thị Chắp được vinh dự đứng cùng với những nông dân xuất sắc năm 2016 trong lễ tôn vinh vừa qua. Bà Chắp tâm sự: ”Khu vực Bát Xát là địa bàn còn nghèo nên có nhiều hộ khi đào ao, thả cá không có đủ vốn và thiếu con giống, kỹ thuật chăm sóc. Vì vậy tôi mong muốn được giúp đỡ được nhiều người hơn nữa, từ đó nhân rộng mô hình để có nhiều người thoát nghèo như tôi”.

Báo Tin Tức, 20/10/2016
Đăng ngày 21/10/2016
Tuấn Anh
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 20:09 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 20:09 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 20:09 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:09 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 20:09 26/12/2024
Some text some message..