Tại sao nước ao tôm có màu xanh?
Khi vi khuẩn lam hay còn gọi là tảo lam phát triển mạnh trong ao nuôi (có tên khoa học là Cyanophyta spp). Khi tảo lam phát triển quá nhanh, sẽ gây ra hiện tượng tảo nở hoa dẫn đến tảo tàn, sau đó nổi lên khiến màu nước có xanh rau má.
Hiện tượng này xảy ra do dư thừa thức ăn, từ đó tạo thành các mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của tảo.
Nước có màu xanh nhạt
Nước ao hồ chuyển sang màu xanh nhạt chủ yếu là do tảo lục phát triển mạnh. Loại tảo này về cơ bản không gây hại cho nguồn nước và các loại vật nuôi trong đó như cá, tôm… Thậm chí, đây còn được coi là màu nước tốt.
Nước ao màu xanh nhạt thì không cần phải xử lý. Bạn chỉ cần duy trì tình trạng này trong suốt quá trình nuôi trồng thủy hải sản.
Nước có màu xanh đậm
Nếu nước trong ao chuyển sang màu xanh đậm, chủ yếu là do tảo lam và có một phần do rêu. Loại tảo lam phát triển nhanh và gây độc hại cho các vật nuôi trong ao. Bởi khi tảo lam nở hoa sẽ khiến cho nước ao bị thiếu khí oxy trầm trọng. Từ đó, gây nên dịch bệnh cho cá tôm. Vì vậy, cần phải nhanh chóng xác định nguyên nhân để đưa ra cách xử lý nước ao bị rêu, tảo đưa nước về màu xanh nhạt.
Một số hình dạng tảo trong ao
Một số ảnh hưởng của tảo lam đến ao nuôi?
Tảo lam là một trong những loài tảo xuất hiện phổ biến trong hầu hết các ao tôm. Chúng có khả năng thích nghi và sức sống khá mạnh mẽ. Tuy nhiên chúng lại không hề có lợi cho tôm nuôi vì những lý do sau:
- Tảo lam tiết ra chất độc có mùi hôi vào môi trường nước.
- Khả năng phát triển cực kì nhanh khi gặp điều kiện thích hợp nên dễ gây ra hiện tượng tảo nở hoa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội (Vibrio) phát triển gây bệnh cho tôm.
- Tảo lam có lớp màng nhầy, khi bám vào mang tôm dễ làm tôm bị tắc nghẽn đường hô hấp.
- Tôm ăn phải tảo lam không tiêu hóa được sẽ gây ra các vết thương cho hệ tiêu hóa. Các bệnh đường tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm ruột và hoạt tử gan sẽ xuất hiện trên tôm. Tôm cũng sẽ chậm lớn, ốm yếu và vỏ biến đổi màu khác thường.
Sau khi tảo lam phát triển sẽ chết và bong tróc, sau đó nổi xác tảo lên bề mặt ao. Lượng xác tảo này phân hủy làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước ao nuôi do chúng sử dụng để phân hủy và tạo ra khí độc NO2, NH3, H2S,… gây ô nhiễm. Lúc này ao dễ dẫn đến việc bùng phát các dịch bệnh trên tôm, khiến tôm chết hàng loạt.
Sử dụng phương pháp xử lý vật lý
Đó chính là một phương pháp ít tốn kém nhất, bà con chỉ cần vớt hết các mảng tảo lam ra khỏi ao. Nếu ao nhỏ, bạn có thể rút khoảng 25% lượng nước trong ao rồi bơm nước mới vào.
Ưu điểm của phương pháp này là không gây xáo trộn môi trường sống của cá tôm mà vẫn có thể giảm được nồng độ dinh dưỡng trong ao, tiêu diệt tảo lam hiệu quả.
Cần sử dụng quạt, hệ thống sục khí, viên oxy nhằm cung cấp lượng oxy hòa tan cho nước ao.
Vớt tảo bằng vợt là biện pháp thủ công hạn chế chi phí
Sử dụng phương pháp xử lý sinh học
Bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn như Bacillus, Nitrobacter hay Lactopacillus. Chúng giúp xử lý tảo lam một cách an toàn và nhanh chóng.
Ngoài ra, với những ao nuôi bạn có thể thể nhiều các loại cá rô phi, cá trắm hay cá trích. Đây đều là những loại cá có khả năng tiêu diệt tảo xanh tốt nhất. Chúng sẽ dần ăn hết tảo xanh trả lại môi trường sống tốt nhất để nuôi vật nuôi.
Sử dụng phương pháp xử lý hóa học
Phương pháp tiếp theo mà mọi người có thể lựa chọn đó chính là phương pháp hóa học. Như sử dụng các chất như CuSO4 hay Sulfat đồng, Chlorine để đổ xuống ao diệt tảo. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi chúng không chỉ diệt những loại tảo xanh mà còn diệt nhiều loại tảo có lợi.
Từ đó, mất cân bằng cho ao nuôi. Chính vì vậy, cần phải tiến hành cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng phương pháp này.
Qua bài viết trên, Tép Bạc đã tóm tắt đôi nét về hiện tượng nước ao có màu xanh cũng như một số phương pháp xử lý chúng. Tùy vào từng tình trạng ao nuôi mà bà con nên cân nhắc sử dụng sao cho hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến vật nuôi trong ao.