Nước có lành, người mới đậu

Lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) hình thành từ năm 2006 đã “kéo” hàng trăm hộ dân đến đây sinh sống tạo thành “xóm nhà bè”. Những người “neo” lại lòng hồ chủ yếu là dân lang bạt trên khắp các dòng sông.

trai cá lồng
Trại cá lồng của tỷ phú cá Chu Đình Minh

“Xóm nhà bè”

Lòng hồ thủy điện nằm sát thị trấn Na Hang. Lòng hồ từng là nơi trú ngụ của hàng trăm hộ dân bởi trước đây khi nước chưa dâng ngập, nơi đây là làng bản trù phú ven sông Gâm. Năm 2006, sau khi kế hoạch di dân hoàn thành, các ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã cho xả nước.

Ông Nhữ Ngọc Dưỡng – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp Na Hang mượn được một chiếc thuyền nhỏ đưa chúng tôi dạo quanh lòng hồ. Ông Dưỡng bảo, nhờ có thủy điện mà Na Hang mới phát triển mạnh nghề thủy sản. Người thì đánh bắt cá tự nhiên, người lại nuôi cá lồng, tất cả đều có nghề tạo ra một khu sản xuất sôi động.

Thuyền chúng tôi cập mạn hộ ông Phạm Văn Oanh. “Nhà” của ông Oanh sát mép phía tây của hồ thủy điện. Nói là nhà nhưng thực chất là những tấm gỗ vách nứa ghép lại, phía dưới là những thùng phuy, xốp và luồng làm “móng nổi”. “Nhà dù có chắc nhưng vẫn chòng chành, dân sông nước là vậy chú ạ. Lên bờ sống không nổi, nhớ sóng như ri chịu sao được”.

Nghe ông Oanh nói giọng khác người bản địa, tôi gạn hỏi, ông cho biết: “Tôi và cả gia đình hơn 20 nhân khẩu đâu phải người ở đây. Chúng tôi là ngư dân gốc xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, cả cuộc đời chúng tôi sống dưới nước, lênh đênh hết sông Lô đến sông Gâm. Cái nghề này giờ lại truyền cho các con, các cháu, mình “neo” lại lòng hồ này coi như đây là duyên phận”.

Tôi nhẩm đếm, chỉ có hơn chục người từ già tới trẻ trong “ngôi nhà” của ông Oanh do một số đi đánh cá. Mấy thế hệ, anh em đều làm nghề chài lưới. Vừa rồi nhà ông Oanh có đứa con trai lấy vợ rồi tách khẩu lập thêm một gia đình mới. Nói là tách khẩu nhưng thực ra họ vẫn sống chung trên một mảng bè, cùng ăn uống sinh hoạt và làm việc với nhau.

Công việc gia đình ông Oanh vẫn làm hàng ngày là chài lưới. Cứ bảnh mắt là bố con, vợ chồng chia nhau 2 người một thuyền tung hoành khắp lòng hồ thủy điện. Ngày nhiều, ngày ít, có ngày trắng tay nhưng họ bảo, ở lòng hồ này vẫn sướng hơn lang thang trên các dòng sông.

Tôi và ông Dưỡng dạo quanh lòng hồ, đếm nhà rất khó vì các mảng bè chỗ thì sát chéo nhau, chỗ lại tách biệt đến cả cây số. Nhân khẩu sống trên lòng hồ bao nhiêu không ai biết, cũng chưa có một thống kê chính xác nào, chỉ có thể áng chừng trên dưới 50 hộ. Tất cả đều là ngư dân, không đánh bắt chài lưới thì cũng nuôi cá lồng. Họ tự đặt cho khu mình ở là “xóm nhà bè”, hay “làng nuôi cá”.

cá ngạnh
Cá ngạnh đang được ngư dân nuôi đem lại hiệu quả cao

Tỷ phú cá sông nước

Những tưởng nghề sông nước thì số phận cũng chòng chành trôi nổi. Nhưng không phải, một khi người dân đã quyết “neo” lại nơi “đất” tốt thì họ sẽ ăn nên làm ra. “Ở khu lòng hồ này có tỷ phú đấy, không phải là một hay hai người đâu, mà có nhiều là đằng khác. Họ giàu nhờ nuôi cá lồng thành công, ông Dưỡng cho biết.

Ở lòng hồ Na Hang, ai cũng biết đến tỷ phú Chu Đình Minh. Khi lòng hồ hình thành, ông Minh lợi dụng dòng chảy sạch của nước lòng hồ đã đầu tư vốn, kỹ thuật làm lồng cá quy mô lớn dưới chân dòng thác Pác Ban.

Ban đầu ông Minh chỉ nuôi những giống cá đơn thuần như trê, rô phi. Loài cá này dễ nuôi, tháng 4 xuống giống thì đến Tết cá đã nặng 7-8 lạng, đem bán cho lái buôn ngoài thị trấn kiếm trăm triệu như chơi. Nhưng chưa dừng lại ở đó, ông tiếp tục xây dựng đến 15 chiếc lồng lớn và nhập cá lăng, cá chiên về nuôi.

Hai loại cá da trơn này dù khó nuôi nhưng đã đem về cho ông Minh tiền tỷ. Ông Minh bảo: “Lòng hồ sẽ đem lại lợi nhuận cho dân nếu ngư dân biết cách làm giàu. “Neo” lại ở lòng hồ này là điều rất tốt, nhưng quan trọng là mình phải biết làm sao lợi dụng lòng hồ và bắt nước “đẻ” ra tiền”, ông Minh tâm sự.

Theo ông Nhữ Ngọc Dưỡng, hiện ở lòng hồ thủy điện Na Hang không chỉ có ông Minh nuôi cá lồng. Nhiều hộ ở các nơi xa đến cũng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc nuôi cá. Nhiều hộ đã thành công, xuất ra thị trường mỗi năm hàng chục tấn cá đặc sản.

Sống ở lòng hồ

Làm giàu bằng nghề nuôi cá và đánh bắt thủy sản dễ dàng là quà tặng mà lòng hồ thủy điện đem lại cho người dân. Người dân cũng biết lòng hồ là báu vật trời ban để họ “neo” lại. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu vào câu chuyện mà những ngư dân đã “neo” lại chốn này, chúng tôi không khỏi có chút chạnh buồn.

Thực chất người dân trong lòng hồ cũng buồn thật, vì lẽ đây là chốn vô danh. Nói là “xóm nhà bè” nhưng vẫn không có tổ trưởng, đồng nghĩa với việc không có tên trong bản đồ hành chính địa phương. Dẫu biết rằng, các hộ dân nơi đây vẫn dưới sự quản lý của chính quyền địa phương, đấy là cái lý mà ngư dân gọi là một chốn bốn quê. Dù đã “neo” lại lòng hồ nhưng mỗi người một hộ khẩu thường trú khác nhau. Người huyện Sơn Dương, người huyện Chiêm Hóa, có người ngoài tỉnh Tuyên Quang.

Chúng tôi quay lại điểm xuất phát, nhà ông Oanh đã đông đủ người do con cháu đi đánh cá về. Bà Trần Thị Cương là vợ ông Oanh đang vãi thóc cho gà ăn. Tôi hỏi: “Bà có định ở đây lâu dài không mà nuôi cả chó lẫn gà trên bè cá?”. Bà Cương bảo: “Xác định “neo” lại chốn này thì mới làm thế chứ, an cư mới lạc nghiệp mà”.

Tôi hiểu, trong ánh mắt bà muốn danh chính ngôn thuận là người Na Hang, để còn được sống ở lòng hồ, trọn đời chài lưới.

Thu nhập cao từ cá lăng, cá chiên

Na Hang
Cảng cá ở lòng hồ thủy điện Na Hang

Ông Nhữ Ngọc Dưỡng - Phó trưởng Phòng nông nghiệp huyện Na Hang cho biết: “Từ khi lòng hồ thủy điện hình thành, lượng cá xuất ra thị trường cao hơn hẳn. Năm ngoái, riêng nguồn cá đánh bắt tự nhiên đã được trên 500 tấn. Lượng cá lồng mà các hộ dân nuôi còn cao hơn nhiều lần. Người dân hiện đang nuôi các loại cá đặc sản như cá lăng, cá chiên đem lại thu nhập cao”.

Báo An Ninh Thủ Đô, 24/04/2014
Đăng ngày 24/04/2014
Kiều Trang
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 01:25 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 01:25 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 01:25 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:25 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 01:25 23/12/2024
Some text some message..