Nước mắt người nuôi cá lồng ở Cồn Sẻ

Chỉ sau một đêm khi nước lũ tràn về, 23 hộ nuôi cá lồng ở thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đã trắng tay khi hàng vạn con cá hồng mỹ, cá vược... chết nổi trắng mặt nước sông Gianh.

Nước mắt người nuôi cá lồng ở Cồn Sẻ
Anh Nguyễn Trị buồn bã, tiếc nuối công sức nuôi hàng chục lồng cá đã bị thiệt hại sau lũ.

Trở lại sông Gianh, đoạn chảy qua thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thấy bàng bạc màu trắng khi cơn lũ đã rút đi. Trên bờ sông, ngổn ngang các thùng phi nhựa, khung gỗ bè nuôi cá dính chặt cả lưới vây. Phía mặt nước, sót lại những dây thừng vươn dài, chằng chéo các lồng cá đã xiêu vẹo, trôi dạt vào bờ.

Trưa nắng trên bè cá, một mình anh Nguyễn Trị (42 tuổi, ở xóm 4 thôn Cồn Sẻ) cặm cụi vớt nhặt những xác cá nổi lềnh bềnh đã bốc mùi. Xót của tiếc công, nét mặt anh Trị rầu rĩ, lầm lũi. "Còn chi mô nữa chú, 16 tấn cá hồng mỹ, cá vược của tui đã chết hết rồi. Đời tui răng mà khổ, thiệt đúng là trời cho chộ chứ không cho ăn".


Đợt mưa lũ vừa qua, có 106 lồng cá bị ảnh hưởng, thiệt hại

Để đảm bảo an toàn cho những bè cá lồng, ngay trước khi lũ về, anh Trị đã gia cố thêm nhiều trụ cột, dây néo để nước lũ không thể cuốn trôi. Từ kinh nghiệm của bản thân, anh đã chọn giống cá thích nghi với môi trường nước, có thể sống trong mùa mua lũ. Tuy vậy, anh Trị không lường hết chữ ngờ. Vẵn như mọi ngày, chiều chủ nhật (ngày 8/9), anh cho cá ở các lồng ăn bình thường.

Tháng ngày quanh quẩn chăm nom những lồng cá nuôi trên sông Gianh, mong sớm đến tháng 10 thu hoạch, khi đó mới có tiền trả cá giống, tiền thức ăn của cá và giành dụm chút vốn liếng công sức bỏ ra. Thế nhưng chỉ sau một đêm, khi dòng nước lũ từ thượng nguồn sông Gianh cuộn về đã làm chết hàng vạn con cá nuôi ở trong hàng trăm chiếc lồng. Sáng dậy, khi con nước bạc dâng cao, anh Trị giật mình hoảng hốt khi nhìn thấy tất cả 42 bè cá của mình chết nổi đầy trên mặt sông. Ước tính, nếu không bị ảnh hưởng do lũ thì qua tháng 10, 16 tấn cá với giá bán 130 ngàn đồng một kg, gia đình anh Trị sẽ thu về số tiền hơn 2 tỷ đồng. 

Đi bộ dọc theo thôn Cồn Sẻ, chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Minh ngay trên bè cá của gia đình, khi ông đang vớt vát số cá chết nổi trên mặt nước. Ông Minh than thở: Những con cá to như ri (lớn như thế này), nặng khoảng 3 kg mà chết cả, vợ tui tiếc của, xót xa lắm. Bởi, gia đình đã bỏ ra bao nhiêu công sức mới nuôi hơn 2,4 tấn cá vược, thế nhưng gần đến ngày thu hoạch lại mất trắng. Bao nhiêu dự định, kế hoạch, trang trải cuộc sống từ những lồng cá của gia đình chừ trôi theo dòng nước lũ.

Cùng thiệt hại cá lồng do lũ gây ra ở thôn Cồn Sẻ còn có nhiều gia đình khác. Chẳng hạn như gia đình ông Nguyễn Văn Minh (ở xóm 2) thiệt hại 2,4 tấn cá. Gia đình các ông Phạm Hựu, Phạm Sơn, Nguyễn Lý, Phạm Ngọc... mỗi hộ bị thiệt hại 1,6 tấn cá. Các hộ Hoàng Hương, Hoàng Vựng, Nguyễn Hiệp... mỗi hộ thiệt hại 1,2 tấn.  

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những năm trước, thời tiết thuận lợi nên người nuôi cá lồng ở thôn Cồn Sẻ cũng có thu nhập để trang trải cuộc sống. Năm nay, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, vay vốn ngân hàng để mua sắm thêm lồng bè, cá giống để phát triển với quy mô lớn hơn. Cụ thể như gia đình anh Nguyễn Trị đã vay vốn ngân hàng gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, anh Trị còn nợ tiền thức ăn, cá giống...

Hiện tại, người nuôi cá lồng ở thôn Cồn Sẻ mong muốn chính quyền địa phương xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn quan tâm, ngân hàng tạo điều kiện khoanh nợ để vụ nuôi cá lồng ở Cồn Sẻ lại được tiếp tục. Giống như lời động viên của ông Minh: "Tui động viên bà ấy, thua keo này ta bày keo khác, rút kinh nghiệm vụ nuôi sang năm sẽ thắng lợi".

Ông Nguyễn Xuân Hoàn, Trưởng thôn Cồn Sẻ cho biết: Do ảnh hưởng của đợt lũ vừa qua, thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc) có 23 hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại nặng nề. Số lượng cá bị chết ước tính hơn 42 tấn cá. Chúng tôi đã kịp thời thông báo tới chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình và có phương án hỗ trợ người nuôi cá lồng vượt qua khó khăn này.

Được biết, nuôi cá lồng ở thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn) phát triển từ năm 2013 trở lại đây. Những năm gần đây, do không bị ảnh hưởng của thiên tai nên người nuôi cá lồng trên sông Gianh ở Cồn Sẻ đã có thu nhập, là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của người dân địa phương.                           

Báo Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 12/09/2019
Xuân Thi
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 01:08 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 01:08 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 01:08 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 01:08 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 01:08 27/04/2024