Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
Mưa bất chợt gây ảnh hưởng cho ao nuôi. Ảnh: Tép Bạc

Các chỉ số môi trường thay đổi đột ngột

Nhiệt độ

Khi trời có mưa, nhiệt độ ao nuôi sẽ bị thay đổi đột ngột. Mưa sẽ làm nhiệt độ ao tôm giảm từ 3-5 độ C nên lượng thức ăn của tôm sẽ giảm đi, ít nhất là 30% so với thường ngày. Khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ C, sức ăn của tôm sẽ giảm trung bình khoãng 10%. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và trao đổi chất của tôm trong ao.

Đặc biệt, đối với các vùng sâu ở ao như đáy ao, hố xi phông,... nhiệt độ sẽ cao hơn so với về mặt nước. Tôm sẽ có xu hướng di chuyển đến đây để tránh ảnh hưởng của việc giảm nhiệt độ, đồng thời tránh những âm thanh khó chịu của mưa gây ra. Nhưng chính vì tập trung ở khu vực này, nơi mà có nồng độ oxy hòa tan thấp và nồng độ H2S cao nhất trong ao nên rất có hại tới sức khỏe tôm, khiến tôm nhiễm khuẩn, bệnh.

Độ pH

Đồng thời với việc giảm nhiệt độ, nước mưa cũng làm độ pH có trong ao giảm mạnh. Xuất hiện hiện tượng ao nuôi bị sụp tảo đột ngột, sản sinh ra lượng CO2, Oxy giảm nhanh. Và cũng tạo điều kiện tốt cho tảo lam phát triển nhanh chóng.

Oxy hòa tan

Oxy hòa tan là một yếu tố quan trọng cho tôm trong ao nuôi mỗi ngày, việc mưa bất chợt làm cho oxy hòa tan trong nước giảm thấp, các khí độc trong ao tăng cao ảnh hưởng đến tôm, nhất là bệnh đen mang ở tôm sẽ tấn công.

Độ mặn và độ cứng

Trong quá trình lột vỏ, nếu có mưa tôm sẽ không cứng vỏ do thiếu các ion Ca và Mg. Sự tỉ lệ thuận của nồng độ ion và độ mặn, độ cứng sẽ ảnh hưởng khi có mưa, xuất hiện việc tôm trong ao ăn thịt lẫn nhau, các mầm bệnh thay nhau phát triển nhanh chóng.

Các yếu tố chính ảnh hưởng ao nuôiThời tiết và khí hậu là những yếu tố chính ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Ảnh: nguoinuoitom.vn

Biện pháp để ứng phó khi có mưa ở khu vực nuôi tôm

Biện pháp đề phòng

- Trong giai đoạn này, ao nuôi cần phải được chèn, chống tránh trường hợp bị bung bạt đáy. Các dụng cụ như máy móc, giàn quạt, hệ thống oxy trên bờ được gom dọn và cần đặt ở những nơi khô ráo an toàn, tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát.

- Tạt vôi bờ ao hoặc đặt các bao CaCO3 (500 kg/ha) quanh bờ ao để khi mưa xuống sẽ hòa tan CaCO3 trước khi chảy vào ao, giúp duy trì pH, độ cứng và các ion hòa tan.

- Kiểm tra bờ ao tránh sạt lở, máy bơm, hệ thống sục khí, quạt nước, hệ thống điện.

Biện pháp ứng phó

- Bật tất cả các hệ thống quạt nước và sục khí duy trì hàm lượng ôxy bão hòa trong nước ao (~ 5 ppm).

- Giảm ít nhất 30% lượng thức ăn hoặc tạm ngừng cho ăn nếu mưa lớn.

- Xả bớt nước mặt.

- Kiểm tra pH thường xuyên trong lúc mưa để theo dõi. Nếu thấy giảm phải bón vôi trên bờ, dùng thêm Dolomite hoặc CaCO3. Có thể dùng vôi nóng hòa tan vào nước và tạt xuống ao.

- Biện pháp cải tạo ao, khắc phục sau khi mưa

- Cho ăn lại nhưng cần đảm bảo pH và hàm lượng ôxy hòa tan trong nước mức ổn định và phù hợp cho tôm.

- Tăng dần lượng thức tùy theo nhiệt độ và sản lượng tôm hiện có trong ao.

- Thêm Vitamin C, khoáng vào thức ăn cữ sáng, tối; bổ sung các thuốc hỗ trợ gan ruột vào trưa và chiều.

- Bổ sung khoáng và Kali vào trong nước.

Nuôi tôm dù thời tiết nắng nóng hay mưa lớn kéo dài cũng sẽ có mặt ảnh hưởng đến tôm, vì vậy bà con cần chủ động phòng chống và hiểu rõ cách xử lý khi có vấn đề xảy ra. Theo dõi bản tin thời tiết ở khu vực địa phương để đảm bảo rằng luôn sẵn sàng ứng phó!

Đăng ngày 06/05/2024
Mây @may
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:03 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:03 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 09:03 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 09:03 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 09:03 21/12/2024
Some text some message..