Nước sạch - yếu tố thiết yếu cho trại nuôi cá

Có rất nhiều yếu tố tác động lên hiệu quả kinh tế của một trại nuôi cá. Nếu muốn cá luôn khỏe mạnh, tăng trưởng tốt và tiêu tốn ít thức ăn thì một trong những yếu tố mấu chốt chính là đảm bảo môi trường nước nuôi sạch và giàu oxy

Vật liệu lọc sinh học
Vật liệu lọc sinh học RK Bio-Elements

Nước bẩn chứa vô số các hạt nhỏ lơ lửng, trong đó có nhiều loại hạt hữu cơ. Khi phân hủy, các thành phần hữu cơ này sẽ làm tiêu hao ôxy hòa tan trong nước. Vì vậy, để đảm bảo ôxy cho cá hô hấp, bước đầu tiên là phải loại bỏ các thành phần hữu cơ đó.

Các hạt hữu cơ thâm nhập vào nước ao nuôi theo 2 con đường: có sẵn trong nước cấp và do chính vật nuôi sản sinh ra (thức ăn thừa, phân cá).

Trang trại nuôi cá truyền thống

Trong trang trại nuôi cá truyền thống, người ta cho nước chảy liên tục qua ao nuôi, hoặc định kỳ thay nước cho ao theo tần suất phụ thuộc vào kích cỡ và mật độ của cá trong ao.

Thường thì sẽ không phải sử dụng bộ lọc nếu trang trại có nguồn nước cấp chất lượng tốt. Tuy nhiên, nếu nguồn nước cấp có chứa nhiều vật chất hữu cơ, sẽ rất khó kiểm soát hàm lượng ôxy trong ao do quá trình vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ này.

Khi đó cần phải lọc bỏ các hạt chất hữu cơ trong nguồn nước cấp. 

ca tra

Loại bỏ các hạt hữu cơ trong nước cấp

Hình thức lọc nước đơn giản nhất là để nước trong ao lắng một thời gian cho các hạt hữu cơ tự chìm xuống đáy rồi mới lấy nước vào ao nuôi. Nhưng lượng ôxy trong nước lúc này chỉ còn lại rất ít, do đã bị vi khuẩn tiêu hao phần lớn trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.

Một cách khác nhanh chóng hơn rất nhiều là dùng các bộ lọc cơ học để loại bỏ các hạt hữu cơ (ví dụ dùng các trống lọc). Các bộ lọc này hoạt động khá hiệu quả và có thể loại bỏ bất kỳ loại hạt hữu cơ nào tùy theo kích cỡ mắt lọc - thường là từ 30 đến 80 micron. Tuy loại bỏ được ngay lập tức các hạt hữu cơ và không làm tiêu hao ôxy trong nước, nhưng các bộ lọc kiểu này thường ‘ngốn’ khá nhiều năng lượng khi vận hành.

Cách thứ ba để loại bỏ các phần tử hữu cơ trong nước là sử dụng bộ lọc đệm cố định (fixed-bed filter). Loại lọc này còn được gọi là “bộ lọc cưỡng bức”. Nước được đưa qua một thùng chứa đầy các vật liệu lọc sinh học (đệm) có tỷ lệ diện tích bề mặt rất lớn so với thể tích của chúng. Các đệm (bộ lọc) sinh học này sẽ làm giảm vận tốc chảy của nước và các hạt hữu cơ sẽ bị kẹt lại trên bề mặt khổng lồ của bộ lọc đó. Ngoài việc giữ lại hầu hết các hạt hữu cơ, bộ lọc sinh học còn có tác dụng xử lý nước bằng vi sinh, bởi vi khuẩn sinh sôi trên đệm sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thành CO2 và biến amoniac thành nitrat. Mặc dù xử lý vi sinh không phải là mục tiêu chính của bộ lọc, nhưng đó cũng là một tác dụng phụ tích cực của loại lọc nước này.

Có thể rửa sạch bộ lọc đệm cố định bằng cách phun dòng nước hoặc không khí áp suất cao vào thùng lọc theo chiều ngược lại. Phần bùn thu được (chứa toàn là các chất hữu cơ) có thể đưa vào ao chứa bùn, bể biogas hoặc để làm phân bón nông nghiệp.

Trang trại nuôi cá hiện đại

Các trang trại nuôi cá mới thường được thiết kế để có thể tái sử dụng một phần hay toàn bộ nước nuôi. Tuy nhiên, có một thực tế là sau khi ăn, cá sẽ bài tiết. Chất thải mà cá bài tiết ra chủ yếu là phần thức ăn không hấp thụ được – trong đó đa số là chất hữu cơ. Những chất thải này dễ dàng tan rã thành vô số các hạt hữu cơ lơ lửng trong nước.

Dù có thể một số hoặc gần hết các hạt hữu cơ này sẽ chìm xuống thành bùn ở đáy ao, nhưng cách tốt nhất để đảm bảo chất lượng nước là ngay lập tức loại bỏ chúng. Nếu để lâu, các phần tử hữu cơ cùng bùn đáy ao sẽ hấp thu ôxy và dẫn đến làm cạn kiệt ôxy trong nước.

Nhiều hạt hữu cơ có thể gây kích thích đối với mang cá hoặc trở thành vật trung gian phát tán mầm bệnh và ký sinh trùng. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, khả năng hấp thụ thức ăn của cá và cuối cùng là hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá.

Vì thế, ngoài việc lọc nước cấp, các trại nuôi kiểu mới này cũng sẽ phải liên tục lọc nước trong quá trình nuôi.

Loại bỏ các hạt hữu cơ và chất hòa tan trong nước

Người nuôi cá ai cũng biết rằng để nuôi với mật độ cao cần phải cân bằng các nhu cầu sinh lý của cá với chất lượng nước và thức ăn một cách rất khéo léo, thông minh.

Khi cho cá ăn, không thể tránh khỏi việc làm rơi vãi thức ăn. Cá có tiêu hóa được thức ăn thì mới lớn được, nhưng cũng như mọi loài động vật khác, chúng phải bài tiết ra chất thải. Cá thải ra amoniac qua mang (và qua da nhưng ở mức thấp hơn) và thải phân qua hậu môn. 

may loc sinh hoc

Với cá, amoniac là độc tố - và nếu trại nuôi cá muốn sử dụng lại một phần hay toàn bộ nước nuôi thì trước hết phải loại bỏ amoniac (Khác với trại nuôi truyền thống, ammonia sẽ mặc nhiên được xả thẳng ra ngoài khi thay nước).

Như đã nêu trên, chất hữu cơ trong chất thải cá làm tiêu hao ôxy và gây ra những tác động tiêu cực khác.

Amoniac có thể được chuyển hóa thành nitrat – một chất vô hại đối với cá, kể cả ở nồng độ cao. Phương trình chuyển hóa nhờ vi khuẩn và khí ôxy này có dạng sau:

NH4 + 2O2 = NO3 + H2O + 2H

Quá trình này diễn ra tự nhiên trong ao, nhưng nếu được đưa vào bộ lọc sinh học thì sẽ hiệu quả hơn và dễ kiểm soát hơn.

Bộ lọc sinh học là nơi cho vi khuẩn phát triển. Đó là một thùng chứa đầy vật liệu lọc với tiết diện đủ lớn cho vi khuẩn sinh trưởng và hàm lượng ôxy đủ cao để vi khuẩn chuyển hóa amoniac thành nitrat.

Tuy nhiên, nếu có quá nhiều hạt hữu cơ lọt vào bộ lọc sinh lọc thì có khả năng những loại vi khuẩn khác sinh sôi trong đó và lấn át vi khuẩn chuyển hóa nitrat. Do đó, việc loại bỏ các hạt hữu cơ trước khi đưa nước qua bộ lọc sinh học là rất quan trọng. Quá trình tiền xử lý này thường được thực hiện bằng bộ lọc cơ học.

Bước tiến mới trong công nghệ lọc nước là sử dụng bộ lọc sinh học đệm linh động với các viên lọc sinh học liên tục di chuyển xoay vòng trong môi trường nước. Đó sẽ là nơi chuyển hóa amonniac thành nitrat đồng thời hấp thụ các chất hữu cơ – và do đó cần có ôxy. Vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng trên một chất nền gọi là màng lọc sinh học (bio-film).

Các mảnh màng lọc sinh học và hạt hữu cơ có thể lọt qua được bộ lọc cơ học sẽ bị bộ lọc tiếp theo – bộ lọc sinh học đệm cố định - chặn lại. Bộ lọc sinh học cố định sẽ loại bỏ nốt những hạt hữu cơ nhỏ nhất và làm cho nước trở thành ‘tưoi mới’. Các chất hữu cơ cũng bị hấp thu ở bộ lọc này.

Vật liệu lọc sinh học

Trước kia, người ta sử dụng các vật liệu lọc sinh học là sỏi, đá, cát… Tuy nhiên, ngày nay, loại vật liệu làm từ nhựa tỏ ra có hiệu quả vượt trội trong việc làm sạch nước.

RK Bio-Elements là một loại vật liệu lọc sinh học bằng nhựa có tỷ lệ diện tích bề mặt tiếp xúc so với thể tích cực lớn, lên tới 750 m2/m3, thấm nước rất tốt và dễ làm sạch.

Tốc độ chuyển hóa: 530 gam Nitơ Amoniac Tổng (TAN)/m3/ ngày.

Vật liệu rất dễ thấm nước, chỉ khoảng 15 mm cột nước.

Thiết kế độc đáo tạo nhiều không gian để thu hút được nhiều chất bẩn và các hạt hữu cơ bám vào trước khi phải làm sạch. Việc làm sạch cũng được thực hiện rất dễ dàng.

VIDATEC/Vietfish.org
Đăng ngày 05/09/2013
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:34 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:34 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:34 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:34 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:34 17/11/2024
Some text some message..