Nuôi amphipod và copepod cho bể cá nước mặn

Bài viết hướng dẫn những thao tác cơ bản cho người nuôi cá cảnh quy mô nhỏ để nuôi amphipod và copepod làm thức ăn tươi sống cho các loài cá cảnh biển.

Nuôi amphipod và copepod cho hồ cá nước mặn
Copepod là thức ăn ưa thích và giàu dinh dưỡng của cá. Ảnh: Internet

Copepod (giáp xác chân chèo) và amphipod là những động vật giáp xác cực nhỏ là một thành phần thức ăn thiết yếu trong chuỗi thức ăn chính của thủy sinh vật. Amphipod là các loài thuộc bộ Amphipoda - các loài động vật giáp xác có giáp mềm chúng chủ yếu là động vật biển được tìm thấy nhiều ở các ao hoặc đầm lầy nước mặn.

Một số loài amphipod tiềm năng có thể sử dụng làm thức ăn cho động vật thủy sản như: Themisto libellula, Jassa marmorata, Microdeutopus gryllotalpa , Filly cymadusa, Monocorophium acherusicum , Gammarus insensibilis , Melita palmata Cymadusa filosa...

Những sinh vật bé nhỏ này là một phần tự nhiên trong chuỗi thức ăn của sinh vật biển (cũng có copepod nước ngọt). Chúng sử dụng thực vật phù du, tảo, vi khuẩn, và những mảnh vụn hữu cơ... Chúng kết hợp protein và axit béo từ các nguồn thực phẩm này thành dinh dưỡng cao có thể tiêu thụ bởi các sinh vật biển.

copepod và amphipod, nuôi copepod, nuôi amphipod, thức ăn cá biển

Copepod nguồn thức ăn tươi cho cá. Ảnh: GettyImages

Copepod và amphipod được nuôi trong môi trường nước biển để làm thức ăn cho nhiều loài động vật biển và để sản xuất giống cá biển. Một vài loài cá sẽ nhịn đói trong hồ cá cho đến khi chúng đủ lớn để ăn các thực phẩm chế biến như ấu trùng tôm đông lạnh, artemia hoặc những loại thức ăn thái nhỏ như nhuyễn thể…

Một vài loài cá biển như cá ngựa biển được hầu hết những người chơi cá cảnh ưa thích nhưng nuôi chúng cực kỳ khó khăn do chúng rất hiếm khi ăn bất cứ thứ gì khác ngoài amphipod và copepod. Amphipod cũng là thức ăn chính cho nhiều loài cá bống trong đó có cá bống cát. Nhiều loài cá biển, đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng, không thể tồn tại mà không có các axit béo thiết yếu có trong amphipod và copepod.

Bể nuôi

Copepod/amphipod có thể nuôi được trong hầu hết các loại thùng chứa thích hợp. Một số người sử dụng xô nhựa 5 gallon hoặc sử dụng hồ cá 10 gallon (xấp xỉ 39 l) hay các bể thủy tinh.

copepod và amphipod, nuôi copepod, nuôi amphipod, thức ăn cá biển

Tất cả những gì bạn thực sự cần là một cái thùng chứa ( bóng nhựa lọc sinh học, san hô sống, miếng lọc, cát thô hoặc san hô nghiền nát), nguồn cung cấp khí (sục khí) và đủ ánh sáng.

Cách lọc nước

Có rất nhiều phương pháp giúp lọc nước của bể nuôi thủy sinh. Trong đó phương pháp lọc sinh học khá phổ biến, nó sử dụng san hô sống, hoặc một lớp cát chứa vi khuẩn nitrat hóa hoặc vi tảo để lọc. Trong số các loài vi tảo,Chaetomorpha, Caulerpa và Halimeda có lẽ là tốt nhất sử dụng trong hệ thống.

Đảm bảo một sự sục khí đơn giản với luồng không khí trung bình phải đủ để giữ cho nước di chuyển trong bể nuôi cấy.

Diện tích bề mặt nuôi cấy

Amphipod là loài chủ yếu chúng sống ở tầng đáy và do đó dành phần lớn thời gian của chúng trên các bề mặt đáy trong một bể cá. Chúng có xu hướng trồi lên từ đáy hồ vào ban đêm. Nếu có một lượng lớn amphipod trong bể, chúng có thể dễ dàng được nhìn thấy bằng đèn pin vài giờ sau khi trời tối.

Amphipod/copepod phát triển rất tốt trong một bể chứa rẻ tiền với chất nền cát khô và san hô mịn.

Ánh sáng

copepod và amphipod, nuôi copepod, nuôi amphipod, thức ăn cá biển

Hệ thống đèn LED trên bể cá cũng có thể sử dụng để nuôi amphipod/copepod. Ảnh: Internet

Amphipod/copepod không thực sự cần nhiều ánh sáng để phát triển hoặc sinh sản. Hầu hết phát triển tốt khi thời gian chiếu sáng tối thiểu đạt 12 đến 16 giờ mỗi ngày (ánh sáng ban ngày + ánh đèn sợi đốt công suất nhỏ hoặc đèn LED). Các đèn LED nhỏ trên bể cá là hoàn hảo. Nếu bạn đang sử dụng tảo macroalgae làm phương tiện tăng trưởng, bạn sẽ muốn cung cấp lượng ánh sáng phù hợp cho sức khỏe của chúng.

Độ mặn

Duy trì độ mặn của hệ thống copepod / amphipod cùng với độ mặn của bể cá bạn sẽ thả chúng vào.

Cho ăn 

Amphipod không nhất thiết phải ăn thịt nhưng chúng thích thức ăn có thịt. Chúng là loài ăn tạp nghiêng về động vật ăn thịt hơn là động vật ăn thực vật. Guerra-García et al. (2016) đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng mảnh vụn (bao gồm bột thức ăn thừa và phân cá nuôi trong các trang trại) có thể là thức ăn dinh dưỡng đầy đủ và rẻ tiền đối với loài amphipod. 

Cho ăn thức ăn có thịt thì dễ làm ô nhiễm môi trường nước nuôi. Một gợi ý tốt là sử dụng hỗn hợp của thức ăn viên cho cá biển và một ít cá biển nghiền trong cối và chày.

Bạn cũng có thể nuôi cấy thực vật phù du trong chai nhựa 2 lít để làm thức ăn nuôi copepod của bạn. 

Đừng cho chúng ăn quá nhiều. Bỏ thêm thức ăn vào bể sẽ không khiến chúng ăn nhiều hơn. Kiểm tra hàm lượng khí amoniac trong bể để xem bạn có cho ăn quá nhiều không.

Nếu chỉ số amoniac của bạn bắt đầu tăng đột biến, hãy thực hiện thay nước để giảm mức độ hoặc cắt giảm thức ăn cho đến khi nước đủ tốt. Có thể mất một chút thử nghiệm, nhưng bạn sẽ có thể tìm thấy số lượng thức ăn phù hợp để định kỳ bổ sung cho amphipod và copepod ăn.

Bảo dưỡng bể nuôi

Với một hệ thống nuôi amphipod và copepod độc lập với bể nuôi cá sẽ cần một vài lần thay nước (mỗi tháng một lần hoặc thay thế nước sau khi thu hoạch miễn là cho ăn không quá nhiều). Gammarideus có khả năng chịu đựng đáng kinh ngạc và có xu hướng phát triển mạnh trong các hệ thống dinh dưỡng cao hơn (nhiều thức ăn hơn).

Thu hoạch

Thu hoạch thường có thể được thực hiện bằng cách hút các sinh vật vào lưới cá mịn. Nếu bạn đang sử dụng các miếng lọc cũ cho môi trường, chỉ cần lấy chúng ra khỏi bể và lấy chúng ra trong một xô nước bể, sau đó đổ nước qua lưới. Nếu bạn đang sử dụng chất nền san hô mịn, hãy hút chất nền giống như bạn làm sạch đáy bể và sử dụng lưới mịn để bắt copepod/amphipod.

Bổ sung vào bể cá cho cá ăn

Copepod và amphipod thường được đưa vào hệ thống hồ cá kín khi cát sống và đá sống đã được thêm vào. Chúng sẽ bắt đầu sinh sôi và phát triển trong bể khi nhiệt độ nước hồ cá ấm hơn một chút và có sẵn nguồn thức ăn.

Có lẽ các nguồn copepod và amphipod ít tốn kém nhất là những người bạn có bể cá nước mặn với dân số tốt. Nếu bạn có thể khiến họ thu hoạch một phần dư thừa của họ và cho bạn, bạn sẽ có một khởi đầu tốt cho bể nuôi của bạn. Copepod sống cũng có sẵn trực tuyến (như AlgaGen ReefPods), ở dạng đóng chai.

Khi bạn đã thiết lập và vận hành hệ thống nuôi amphipod/copepod làm thức ăn cho cá biển và thực hiện đúng các quy trình như xử lý nước, quản lý khi cho ăn, bảo trì và thu hoạch, bạn sẽ thấy rằng hệ thống này là một phương pháp dễ dàng, chi phí thấp để cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho bể cá của bạn bạn

Xem báo cáo tiếng anh trên: Thesprucepets
Đăng ngày 28/12/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:08 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:08 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:08 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:08 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:08 20/04/2024