Nuôi cá chạch lấu trên cạn, giá vẫn cao bất chấp dịch Covid

Dọc theo bờ kênh Tây thuộc xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh (gần vị trí cầu Máng), có trại cá chạch lấu của anh Nguyễn Phúc Mến (sinh năm 1987) loài cá có người gọi là “nhân sâm nước”.

cá chạch lấu
Cá chạch lấu từ trong giá thể tại mô hình nuôi trong ao của gia đình anh Nguyễn Phúc Mến (xã Tân Bình, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh).

Anh Nguyễn Phúc Mến (xã Tân Bình, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) bắt đầu nuôi cá chạch lấu tại cầu Máng cách đây khoảng 2 năm. 

Các ao nuôi cá chạch lấu của anh được xây nổi trên mặt đất, theo anh, tuy xây ao nổi có tốn kém hơn nhưng bảo đảm được chất lượng cá nuôi. 

cá chạch lấu
Cá chạch lấu được thu hoạch giao cho các thương lái.

Anh Mến xây dựng 4 ao nuôi cá chạch lấu, mỗi ao có chiều cao 1,2m, diện tích 176 mét vuông chứa được 200 khối nước. 

Ở đáy ao tạo thành hình phễu, lõm ở giữa để dễ dàng vệ sinh nước ao, rút các chất bẩn ra bên ngoài. 4 ao anh thả 28 ngàn con cá chạch lấu giống.

Anh Mến chia sẻ việc chọn nuôi loài cá chạch lấu này vì có điểm thuận lợi là khi không xuất bán được thì cứ để nuôi, càng lớn cá càng có giá trị kinh tế.

Cá chạch lấu không phải như các loại cá khác phải xuất bán đúng lứa. Do đó, thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, giãn cách xã hội cả tỉnh Tây Ninh trong thời gian dài, anh vẫn an tâm chăm sóc đàn cá của mình mà không bị ảnh hưởng vì hạn chế đầu ra.

Trong quá trình nuôi cá chạch lấu, anh xác định 2 loại bệnh mà cá thường gặp nhất là ký sinh trùng và nhiễm trùng đường ruột. 

Anh mua máy xét nghiệm, máy nội soi mẫu cá, dành thời gian học thêm kiến thức về chăm sóc, trị bệnh cho cá. Nhờ chịu khó học hỏi và mạnh dạn đầu tư, trại cá chạch lấu của anh Mến đang phát triển tốt.

Dịch Covid-19 tuy có ảnh hưởng đến lợi nhuận trong đợt xuất bán cá chạch lấu đầu tiên, nhưng thu nhập khá cao. 

4 ao cá của anh có sản lượng khoảng 7-8 tấn. Đợt xuất bán đầu tiên vào tháng 10 vừa qua, anh bán được 2 tấn, giá thị trường loại 400 gram/con trở lên là 220.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, 1 tấn cá anh còn lãi từ 50 -70 triệu đồng. Thời gian nuôi từ 10 đến 12 tháng.

Ông Lâm Đặng Nguyên Khang- Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, cho rằng, đây là mô hình nuôi cá chạch lấu đầu tiên phát triển trên địa bàn xã Tân Bình cũng như trên địa bàn thành phố Tây Ninh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. 

Địa bàn xã Tân Bình có nguồn nước từ kênh Tây rất thuận lợi nuôi thủy sản. Loại cá chạch lấu này lại không lệ thuộc vào thời gian, nuôi cá càng lớn, lợi nhuận càng cao. Ông Khang cho biết sẽ nhân rộng mô hình nuôi cá chạch lấu này đến bà con nông dân trong xã.

cá chạch lấu
Anh Nguyễn Phúc Mến (bìa phải) giới thiệu quy trình nuôi cá chạch lấu tại ao của gia đình.

Anh Mến cũng cho biết, anh sẵn sàng cung cấp con cá chạch lấu giống cho người dân và hỗ trợ tận tình kỹ thuật nuôi cá chạch lấu, chăm sóc cá để cùng nhau nâng cao đời sống kinh tế gia đình.

Cá chạch lấu là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt thơm ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Cá chạch lấu có tên khoa học là Mastacembelus Armatus. Thân cá chạch lấu có màu xanh đậm hoặc đen xám và nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân, cơ thể dài đến 90cm và có thể nặng đến 1kg/con. 

Cá chạch lấu được ví như là “nhân sâm nước” bởi giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, nên dù được bán với giá cao nhưng vẫn cung không đủ cầu.

Báo Tây Ninh
Đăng ngày 27/11/2021
X. V
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 19:01 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 19:01 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 19:01 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:01 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 19:01 23/04/2024