Nuôi cá chình trên sông Trà

Mô hình nuôi cá chình trong lồng tre tuy rất mới nhưng đã mang lại thu nhập khá cao. Cách làm này đã giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi mới để xoay sở trong cuộc sống.

ca chinh long
Mô hình nuôi cá chình trong lồng đang mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình

Từ nhiều năm qua, các hộ dân vốn sống bằng nghề sông nước với thu nhập bấp bênh ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) đã tự mày mò, tìm con đường đi cho riêng mình bằng mô hình nuôi cá chình trong lồng. Dù còn khá mới, nhưng mô hình này đã giúp hàng chục hộ dân nơi đây thoát khỏi cảnh nghèo.

Hiệu quả kinh tế cao

Sáng 4.11, đang thả tôm, tép cho cá chình ăn bên trong những chiếc lồng tre được thả chìm sát mép dòng sông Trà Khúc, ông Trần Kim Sanh vui vẻ nói: “Nhờ nuôi cá chình mấy năm nay được giá, được mùa nên bà con chúng tôi mới có cái ăn cái mặc, mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, thoát khỏi cảnh lặn mò trên sông bắt tôm, bắt cá hàng ngày”.

Ông Sanh kể, trước kia, gia đình ông cùng hàng chục hộ dân nơi đây sống bằng nghề đánh bắt cá trên dòng sông Trà. Nhưng cá tôm lúc đánh được nhiều, lúc đánh ít, không đủ mua gạo, mua muối. Sau đó, cũng có gia đình chuyển qua nuôi cá trắm cỏ nhưng vì nguồn nước bị ô nhiễm, nên cá chết hàng loạt.

“Đến năm 2005, thấy con cá chình rất dễ nuôi, lại có giá thu mua cao nên tôi quyết định nuôi thử. Lúc đầu nuôi cá chình trong nhà, rồi đem ra vườn nhưng cá không lớn. Nuôi một năm, con cá lớn tối đa chỉ đạt khoảng 1kg. Sau đó, tôi mới đem ra bờ sông nuôi thử thì thấy cá lớn rất nhanh. Mỗi năm nuôi từ cá con đến khi cá trưởng thành xuất bán đạt từ 4-7kg/con. Thấy vậy, tôi mới đóng lồng, dùng tôn thông lỗ, đóng xung quanh lồng, không cho cá ra, nhân rộng mô hình nuôi. Dần dần bà con ở đây cũng học theo mô hình này, rồi nuôi cá”, ông Sanh nói.

Hiện toàn thôn Phú Lộc Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) có trên 30 hộ với hàng chục lồng nuôi cá chình, được thả dọc theo bờ sông Trà Khúc. Mỗi lồng nuôi cá tùy theo số lượng con giống thu mua được, có thể từ 100-150 cá giống. Thời gian nuôi từ 1-2 năm, tùy khẩu phần cho ăn.

“Cá con mua từ khoảng 1 lạng đến 2 lạng. Nếu nuôi tốt, một năm sau cá trưởng thành khoảng 6-7kg/con. Với mức giá hiện nay 450.000 đồng/kg thì mỗi năm xuất bán khoảng 2 tạ cá, kiếm thu nhập khoảng 70-80 triệu đồng”, ông Sanh cho biết.    

Theo ông Sanh, việc nuôi cá chình khá đơn giản, bởi ngoài việc tận dụng nguồn nước tự nhiên, nguồn thức ăn của cá chình dễ kiếm như cá con, thịt, giun, cám… Mỗi ngày có thể cho cá ăn một  lần hoặc đôi ba ngày cho cá ăn cũng không sao.

Khó khăn đầu ra, con giống

Dù hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, tuy nhiên nhiều hộ dân ở đây cho biết, việc nuôi cá chình theo mô hình lồng hiện nay lại gặp hai khó khăn cơ bản đó là đầu ra cho cá và con giống.


Những lồng cá chính được thả nuôi ở sông Trà

“Hiện nay việc thu mua cá chình của bà con chúng tôi chỉ phụ thuộc vào một thương lái chính. Ngoài ra, không có thương lái thứ hai nên thường hay bị ép giá. Trong khi đó, giá cả thị trường của con cá chình khá cao”, ông Trần Khánh, một hộ nuôi cá chình ở thôn Phước Lộc Tây cho biết.

Cũng theo ông Khánh, con giống cá chình cũng là một vấn đề nan giải. Bởi hiện nay, bà con chúng tôi chọn con giống từ tự nhiên bằng cách tự đi đánh bắt cá giống trên sông, hoặc mua lại của những người đánh bắt, bày bán khắp nơi chứ chưa có một trại giống nào bán cá chình giống.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tịnh Sơn cho biết, thấy được khó khăn trên của bà con nên Hội Nông dân xã Tịnh Sơn đã kiến nghị các ngành chức năng tìm hiểu việc nhân giống, đáp ứng nhu cầu nuôi cá chình của người dân. Tuy nhiên, việc nhân giống cá chình hết sức khó khăn, khó thực hiện nhân tạo… “Mô hình nuôi cá chình trong lồng, trước mắt giúp nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây thoát khỏi cảnh bấp bênh từ việc kiếm sống theo con nước bao lâu nay. Nếu được nhân rộng sẽ là mô hình giúp xóa nghèo hiệu quả cho địa phương”, ông Tâm nhận định./.

Báo Quảng Ngãi, 05/11/2013
Đăng ngày 06/11/2013
Bài, ảnh: Phương Trực
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 12:59 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 12:59 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:59 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 12:59 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 12:59 26/12/2024
Some text some message..