Nuôi cá chình trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại Bình Định, cá chình chủ yếu phân bố trên đầm Trà Ổ, hầu hết nguồn con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh đều được khai thác tự nhiên trên đầm này.

Cá chình
Cá chình là loài sinh trưởng và phát triển tốt. Ảnh: danviet.vn

Cá chình bông (Anguilla marmorata, Quoy và Gaimard, 1824) là loài cá có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, con giống chủ yếu được khai thác từ tự nhiên để thả nuôi. Vì vậy, để việc nuôi thương phẩm đối tượng này đạt hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi

- Ao nuôi ở vùng có nguồn nước trong sạch, dồi dào, không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành sản xuất và sinh hoạt. Đảm bảo lượng nước cung cấp cho ao nuôi kể cả trong mùa khô hạn.

- Bờ ao cao hơn mặt nước lúc cao nhất 60 cm trở lên, trơn để tránh xây xát, trên đỉnh bờ cần có gờ nhỏ vào trong 5 – 6 cm, xây gạch hoặc có gờ lưới không cho cá vượt ra khỏi ao.

- Độ sâu từ đáy đến mặt nước từ 1,5 – 1,8m.

- Đáy ao là cát hoặc cát bùn, bờ và đáy ao không thẩm lậu, rò rỉ, tháo và lấy nước thuận tiện, gần nguồn điện để chạy máy sục khí hoặc chế biến thức ăn cho cá.

- Cống cấp cách mặt nước 60 – 80 cm và hướng vào phía trong 30 – 40 cm để nước chảy góp phần tăng oxy.

- Ở cửa thoát nước tạo 3 loại tấm chắn để thuận tiện cho quản lý:

+ Tấm chắn bằng gỗ để khống chế nước ở tầng mặt và tầng đáy.

+ Tấm chắn bằng lưới để phòng cá chình thoát ra ngoài.

+ Tấm chắn bằng gỗ để khống chế lượng nước trong ao, gọi là tấm tràn.

2. Chuẩn bị ao nuôi

2.1. Cải tạo ao

- Sên vét bùn đáy, lấp kín hang hốc, lỗ mọi đáy ao.

- Rào lưới xung quanh bờ ao, phòng tránh cá thoát ra ngoài.

- Bón vôi nung CaO từ 7 – 15 kg/100m2 để nâng pH đất, diệt tạp và mầm bệnh. 

- Phơi nền đáy ao 3 – 7  ngày.

2.2. Gây màu nước

- Sau khi cải tạo ao xong tiến hành lấy nước vào qua túi lọc bằng vải KT.

-  Kiểm tra pH, khi pH đạt 7 – 8 thì tiến hành bón phân gây màu bằng: 

+ Phân vô cơ: DAP + Urê (tỉ lệ 1:1) với liều lượng 2 – 3 kg/1.000m2

+ Phân hữu cơ: phân chuồng đã ủ hoai (với 2-3% vôi CaO) liều lượng 20-30 kg/100m2

- Sau khi bón phân khoảng 5 – 7 ngày thấy nước có màu xanh đọt chuối non (độ trong 40 – 50 cm) thì tiến hành thả giống.

3. Thả cá

- Mật độ thả từ 1 – 1.5 con/m2, có thể nuôi ghép cá mè, chép, trôi hoặc rô phi  với cá chình, mật độ  là 1 – 2 con/m2.

- Cá giống kích cỡ đồng đều 100 g/con, cá khoẻ mạnh, không xây xát, mất nhớt.

Cá chình giống
Cá chình giống. Ảnh: NTN

- Trước khi thả cá nên tắm cá bằng thuốc tím với nồng độ 5 – 10 mg/lít hay nước muối 15 – 30%, thời gian tắm 5 – 10 phút.

- Ngâm bao nilon chứa cá xuống ao từ 10 – 20 phút, rồi sau đó mới từ từ thả cá ra. Vị trí thả nơi đầu nguồn nước vào. 

4. Thức ăn 

Thức ăn cho cá chình là các loại thức ăn tươi sống hoặc thức ăn tự chế biến. 

- Thức ăn tươi sống, có thể là cá tươi đông lạnh, trước khi cho ăn phải được giải lạnh, làm sạch và cắt vừa với kích cỡ miệng cá. Lượng cho ăn hàng ngày chiếm 7 – 10% trọng lượng thân cá chình trong ao.

- Thức ăn chế biến phải có những đặc tính sau: 

+ Hàm lượng protein cao 45 – 50% (đạm động vật) và bổ sung các loại axit amin cần thiết.

+ Tính kết dính cao: để không tan trong nước gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nuôi.

+ Tính hấp dẫn mạnh: nên cho thêm một ít chất dẫn dụ để cá chình nhanh chóng tập trung đến ăn như dịch của giun, dịch của cá, bột gan, bột thịt nhuyễn thể.

+ Lượng cho ăn 5 – 7 % trọng lượng thân cá chình trong ao.

- Hàng ngày nên cho ăn 2 lần vào 6 – 7 giờ và 17 – 18 giờ. Cho ăn qua nhá để quản lý thức ăn dư thừa. Nơi cho cá ăn nên đặt ở đầu ao theo chiều gió. 

- Sau 1 – 2 giờ cho ăn, cần kiểm tra nhá, nếu sau 1 giờ mà cá ăn hết thì nên tăng lượng thức ăn. 

- Sau khi cho ăn phải vớt thức ăn thừa, vệ sinh, cọ rửa nhá ăn, phơi khô.

- Cá thường ăn mạnh vào những ngày nắng tốt, và giảm ăn vào những ngày trời âm u có mưa, lặng gió.

- Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng phát triển của cá để có phương án điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp

5. Quản lý các yếu tố môi trường

- Định kỳ 7 – 10 ngày nên thay nước với liều lượng không quá 20% nước trong ao, duy trì mực nước trong ao, ổn định pH bằng cách bón vôi.

- Môi trường nước ao nuôi cần đảm bảo các chỉ tiêu sau:

+ pH: 7,0 – 8,5.

+ Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 28oc.

+ Ôxy hòa tan: duy trì từ 3 mg/l trở lên.

+ Độ trong: điều chỉnh độ trong thích hợp ở 30 – 40 cm.

6. Phòng bệnh

Trong quá trình nuôi, để giảm thiểu rủi ro, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Tuyển chọn giống: chọn giống những nơi uy tín chất lượng; cá phải đáp ứng những tiêu chỉ tiêu sau: nhanh nhẹn, đồng cỡ, nhớt nhiều, không bị xây xát và dị tật, không bị mắc câu,...

- Ao phải được xử lý kỹ trước khi thả giống, phải đảm bảo các yếu tố môi trường.

Cá chình bông
Cá chình bông thương phẩm. Ảnh: NTN

- Sau khi thả giống thường xuyên định kỳ xử lý nước 1 tháng/lần cho ao: vikon 0,5 kg/1.000 m3 nước hoặc thuốc tím 1,5 kg/1.000 m3. Sau đó dùng Zeolite từ 5 – 10 kg/1.000 m2 kết hợp cấy men vi sinh để ổn định môi trường.

- Sử dụng thức ăn tươi sống không ôi thiu, kết hợp với vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

7. Thu hoạch

- Tháo  nước ao còn 40 - 60 cm, dùng luới kéo 2 - 3 lần trước khi xả cạn ao bắt toàn bộ. Trước khi vận chuyển luyện cá trong giai 1 ngày. 

- Nếu nuôi ghép: thu hoạch cá mè, cá chép, trôi, rô phi trước bằng lưới sau đó tháo cạn nước 10 - 20 cm. Lợi dụng đặc điểm hướng quang của cá, ban đêm thắp đèn sáng tập trung cá lại rồi dùng vợt xúc. 

8. Đóng gói vận chuyển cá thương phẩm

- Cá thịt trước khi vận chuyển ra thị trường được nuôi tạm 2 – 3 ngày để cá thải hết phân và một phần nhớt, do đó giảm ô nhiễm nước trong túi vận chuyển, nên nâng cao tỷ lệ sống của cá khi vận chuyển.

- Sau khi nuôi tạm cần hạ nhiệt độ trước khi vận chuyển. Hạ nhiệt độ chia làm 2–3 lần, mỗi lần chênh lệch không quá 5-7oC. Nhiệt đọ cuối cùng phù hợp là dưới 10oC.

- Đóng gói: thường dùng là túi nilon 2 lớp. Cỡ túi 32 x 20 x 60 cm có thể vận chuyển 8 – 10 kg cá, nước lạnh 0,5 – 1,0 kg và cục đá 0,5 – 1,0 kg.

- Sau khi cho cá vào túi thì cho nước và đá vào, đẩy không khí trong túi ra rồi bơm oxy xong buột miệng chặt miệng túi. Cho 2 túi vào 1 thùng xốp chường đá 4 phía. Đóng kín thùng xốp rồi vận chuyển bằng xe lạnh.

Đăng ngày 07/09/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 03:46 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:46 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 03:46 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 03:46 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 03:46 14/01/2025
Some text some message..