Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics?

Cá là một phần không thể thiếu trong hệ thống Aquaponics. Lý do là cá là thành phần cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng giúp cho hệ aquaponics phát triển cân bằng bền vững.

Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics?
Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics?

Cách chọn loại cá phù hợp cho hệ thống Aquaponics

Chọn cá dựa trên:

  • Điều kiện khí hậu của khu vực như nhiệt độ.
  • Cá tôm nuôi trong hệ thống là loài nước ngọt, lựa chọn những loài có sẵn ở địa phương, dễ nuôi.
  • Nên dựa vào mục đích của việc phát triển Aquaponics cho gia đình mình để chọn loài cá phù hợp: nuôi cá để ăn thịt hay chỉ để ngắm.

Danh sách các loài cá bạn có thể nuôi trong hệ thống Aquaponics.

Nhóm cá da trơn

Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics

Cá da trơn trọng hệ thống Aquaponics

Một số loài cá da trơn rất dễ nuôi và tăng trọng khá nhanh như cá tra, cá trê rất thích hợp nuôi trong hệ thống Aquaponics. Đây là những loài có thể chịu đựng được điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đơn giản nhất là bạn nên chọn thức công nghiệp được chế biến sẵn phù hợp với từng loài cho cá ăn.

Cá tai tượng

Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics

Cá tai tượngn là loài cá được chọn nhiều trong hệ thống Aquaponics

Cá tai tượng được nuôi nhiều trong những hòn non bộ, đặc biệt là khu vực phía Nam. Đây là loài cá rất dễ nuôi và tăng trọng nhanh. Cá tai tượng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ tôm cá tươi cho đến thức ăn chế biến. Đơn giản nhất là bạn nên chọn thức ăn chế biến sẵn để dễ quản lý và chăm sóc cá.

Nhóm Cá rô phi, điêu hồng (rô phi đỏ)

chọn cá cho hệ thống Aquaponic

Cá rô phi trong hệ thống Aquaponics

Cá rô phi là loài dễ nuôi và được nuôi nhiều nhất trong các hệ thống Aquaponics trên thế giới. Ở Việt Nam, cá rô phi được nuôi hầu như quanh năm từ Bắc vào Nam. Bạn nên chú ý là cá rô phi có thể sinh sản tự nhiên trong hệ thống của bạn! Do đó, nếu bạn không muốn điều đó xảy ra thì nên nuôi cá rô phi đơn tính để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Cá điêu hồng (rô phi đỏ) thịt ngon và tăng trọng khá nhanh cũng là một lựa chọn rất thích hợp trong hệ thống Aquaponics. Hiện thức ăn cho cá rô phi cũng được sản xuất công nghiệp, bạn chỉ cần mua về và cho cá ăn.

Nhóm cá rô đồng, cá lóc (cá quả), cá sặc rằn 

Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics

Cá rô đồng trong hệ thống Aquaponics

Đây là nhóm cá đồng được nuôi lâu đời và rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Đây là những loài cá dễ nuôi, thức ăn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tươi sống như cá, tôm tạp. Tuy nhiên bạn phải chú ý khi sử dụng thức ăn là cá tôm tạp, vì chúng rất dễ làm ô nhiễm môi trường nước. Theo tôi, tốt nhất là bạn nên chọn thức ăn công nghiệp cho hệ thống của mình.

Nhóm cá chép

Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics

Cá chép trong hệ thống Aquaponics

Nhóm cá chép như cá koi, cá vàng và cá chép cũng là một lựa chọn đáng giá cho hệ thống Aquaponics của bạn. Nếu bạn chỉ chú ý đến cảnh quang và thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn mà không chú ý nhiều đến giá trị thực phẩm của cá nuôi thì nhóm cá này có lẽ là một lựa chọn hợp lý. Hiện tại, hầu hết đều có thức ăn chế biến sẵn cho các loài cá này.

Một số loài khác

Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics

Các loài khác trong hệ thống Aquaponics là cá chép vàng, cá chẽm, baba, tôm càng xanh

Ngoài các loài cá trên, bạn có thể lựa chọn nhiều loài khác tùy theo sở thích, nhu cầu và điều kiện sẵn có của mình. Một số loài có thể nghĩ đến là tôm càng xanh, baba, rùa,…Bạn nên chú ý là nuôi tôm sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với nuôi cá và đòi hỏi bạn phải nắm một số kỹ thuật cơ bản nhất định để có thể chăm sóc tôm nuôi trong hệ thống của mình.

Mật độ cá nuôi

 Mật độ cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào qui mô và trình độ quản lý hệ thống của bạn. Bạn hoàn toàn có thể nuôi cá với mật độ cao như trong các hệ thống nuôi thâm canh tuần hoàn khác, nhưng vấn đề cần lưu ý là chuyện gì sẽ xảy ra cho hệ thống của bạn khi nuôi cá với mật độ cao như thế? Tất nhiên đó là vấn đề chất thải của cá và chất lượng nước.

Nuôi cá gì trong hệ thống aquaponics

Rau và cá phải cân bằng về năng lượng (power). Hình minh họa Internet

Không có một công thức chung nào để xác định mật độ cá nuôi thích hợp.

Mật độ cá phụ thuộc vào kinh nghiệm qui mô hệ thống. Một cách đơn giản là ban đầu nên thả cá với mật độ thấp và theo dõi tăng trưởng của cây trồng. Nếu như với mật độ đó, cây tăng trưởng tốt thì có lẽ đó là mật độ thích hợp cho hệ thống Aquaponics. Còn ngược lại, bạn cần phải tăng hoặc giảm mật độ cá nuôi cho phù hợp.

Vuonrauaoca
Đăng ngày 08/06/2017
ADMIN
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 12:42 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:42 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 12:42 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:42 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:42 05/11/2024
Some text some message..