Nuôi cá khỏe mạnh nhờ xử lý tại chỗ môi trường ao nuôi

Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang đã xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản sử dụng các dòng chế phẩm sinh học thế hệ mới với mục tiêu: người nuôi cá ít phải thay nước mà chất lượng nước trong ao nuôi vẫn đảm bảo tiêu chuẩn trong giới hạn cho phép; dùng các hóa chất thân thiện với môi trường làm cho môi trường ao nuôi trong sạch hơn; hiệu quả kinh tế vẫn đảm bảo.

Nuôi cá khỏe mạnh nhờ xử lý tại chỗ môi trường ao nuôi
Nhiều nông dân đến tham quan mô hình nuôi cá xử lỹ tại chỗ môi trường nước của anh Doanh

Qua 3 năm thực hiện, kết quả của các mô hình nuôi thủy sản dùng chế phẩm sinh học đều rất khả quan. Cá nuôi sinh trưởng tốt, không bị dịch bệnh. Sau 8 tháng nuôi, năng suất cá ở ao có sử dụng chế phẩm sinh học đạt 10 tấn/ha, trong khi đó ở ao nuôi không sử dụng chế phẩm sinh học chỉ đạt 8 tấn/ha. Hạch toán kinh tế thấy, ao nuôi có sử dụng sinh hoạc đạt cao hơn ao nuôi không sử dụng chế phẩm sinh học.

Năm 2016, gia đình anh Thân Văn Doanh ở thôn Hạ, xã Song Mai, TP Bắc Giang. được Trung tâm Khuyến nông lựa chọn xây dựng mô hình xử lý tại chỗ môi trường ao nuôi thủy sản với diện tích 0,5 ha. Sau khi sử dụng chế phẩm anh thấy nguồn nước xanh và sạch hơn. Đặc biệt đàn cá khỏe manh, nhanh lớn, ít dịch bệnh, cá không bị chết.

Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, anh Thân Văn Doanh  cho biết đầu chu kỳ nuôi cứ 15 ngày xử lý nước một lần, cuối chu kỳ lượng phân và thức ăn tồn đọng dưới đáy ao nhiều thì 7 ngày xử lý ao một lần và thường dùng vôi bột với lượng từ 2-4kg/100m3 nước để tiêu diệt mầm bệnh, 2 đến 3 ngày sau đó thì dùng chế phẩm sinh học ANZ  để làm sạch môi trường và cải tạo ao nuôi. Hàng tháng người nuôi chỉ nên sử dụng 1-2 lần chế phẩm sinh học để khử trùng nguồn nước. Tuyệt đối không được xả phân chuồng trực tiếp xuống đáy sao nuôi. Từ cách làm đó, sản lượng nâng lên đáng kể, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Trước kia khi chưa xử lý môi trường với cùng diện tích đó anh thu được 4 tấn cá/vụ, sau khi dùng chế phẩm sinh học xử lý môi trường sản lượng tăng lên từ 5- 5,5 tấn/vụ.

Cùng với gia đình anh Doanh, nhiều hộ nuôi khác khi sử dụng chế phẩm sinh học xử lý tại chỗ môi trường ao nuôi đều thấy hiệu quả rõ rệt. Chính vì vậy từ năm 2016 cho đến nay, Trung tâm Khuyến nông đều triển khai nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh như các hộ gia đình ở huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang.

Mới tham gia mô hình do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai nhưng anh Dương Văn Tuệ ở thôn 1, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên nhận thấy, môi trường ao nuôi trong sạch, cá khỏe mạnh. Anh Tuệ cho biết, vào thời điểm này ở những năm trước, mặt nước ao thường hay có màng, rêu xanh đen, cá hay nổi đầu. Năm 2018, tham gia mô hình xử lý môi tại chỗ môi trường ao nuôi bước đầu theo dõi thấy mặt nước và nguồn nước sạch hơn, màu nước đẹp, cá khỏe mạnh, ăn tốt không bị nổi đầu vào những ngày thời tiết thay đổi.

Hiện nay, các vùng nuôi cá của tỉnh Bắc Giang lượng nước đáp ứng cho việc nuôi cá thay nước định kỳ không nhiều, nhất là vào mùa khô nên việc ứng dụng mô hình nuôi ít thay nước là phù hợp. Chính vì vậy muốn nâng cao hiệu quả trong vùng nuôi ít thay nước thì việc xử lý tại chỗ môi trường nước trong ao nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thủy sản pháp triển, hạn chế dịch bệnh là rất cần thiết.

TTKN Bắc Giang
Đăng ngày 29/09/2018
Hương Giang
Nuôi trồng

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:45 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:45 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:45 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:45 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:45 17/12/2024
Some text some message..