Nuôi cá lóc giống theo chuẩn GlobalGAP

Nhằm hướng đến mục tiêu giúp nghề sản xuất cá lóc giống phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, năm 2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú (An Giang) phối hợp UBND và Hội Nông dân xã Mỹ Phú đã thành lập Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí (xã Mỹ Phú). Từ đó, tổ hội đã triển khai thực hiện đề tài sản xuất cá lóc giống theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

cá lóc giống Mỹ Quí
Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP

Anh Nguyễn Trung An (sinh năm 1987, Tổ phó Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí) cho biết: “Trước đây, gia đình tôi và các thành viên trong tổ chỉ có vài công đất sản xuất nông nghiệp, thu nhập trong năm còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2017, chúng tôi tham gia lớp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cá lóc giống, nhờ lớp học này tôi biết cách thiết kế hộc nuôi cá lóc giống, cách vệ sinh cải tạo khu nuôi, chọn thức ăn, chọn cỡ giống để cá sinh sản và phát triển tốt. Từ đó, tôi mạnh dạn tận dụng diện tích đất nhà để sản xuất cá lóc giống”.

Trên mảnh đất diện tích 1.000m2 anh An thuê máy múc thành 30-35 hộc nuôi cá (mỗi hộc diện tích khoảng 3x3m hoặc 3x4m, sâu 1m) và tiến hành thả cá với mật độ 1 cặp cá bố mẹ/hộc, sau hơn 1 tháng nuôi, từ 1 cặp cá bố mẹ có thể thu hoạch từ 3-5kg cá lóc giống. Giá cá lóc giống thương lái mua tại chỗ từ 50.000-60.000 đồng/kg.

Anh An cho biết: “Mặc dù hoạt động sản xuất bước đầu mang lại kết quả tương đối, nhưng do giai đoạn trước đây các hộ nuôi cá lóc giống như chúng tôi từng gặp khó khăn về giá cả từ đầu vào cũng như đầu ra, nên chúng tôi lo lắng và chưa thật sự an tâm đầu tư để phát triển nghề nuôi cá lóc giống. Năm 2018, theo sự vận động của Hội Nông dân xã Mỹ Phú chúng tôi đã thành lập Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí, với 23 thành viên, diện tích nuôi trồng là 5,28ha”.

Từ đây, Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí bắt đầu tham gia nuôi theo chuẩn GlobalGAP, với sự hướng dẫn của TS Lý Thị Thanh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc nuôi thương phẩm tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP”). Theo đó, các thành viên của Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí phải thực hiện nghiêm quy trình nuôi từ kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, làm tổ, chuẩn bị vèo cho cá đẻ…

Nguồn cá bố mẹ được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo ngoại hình cá tốt, không dị tật, trọng lượng đạt yêu cầu và phải tránh cận huyết. Công tác quản lý dịch bệnh, môi trường nuôi được thực hiện tốt, giúp nâng cao tỷ lệ sống của cá lóc giống. Đặc biệt, tổ đã gắn kết tiêu thụ với tổ hợp tác nuôi cá lóc thương phẩm ở các tỉnh: Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh và một số hộ nuôi cá lóc ở xã Vĩnh Hội Đông (An Phú), Tổ hội nuôi cá lóc ở xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên)… nhờ đó ổn định về đầu ra cho sản phẩm.

Qua 2 năm thành lập và hoạt động, các thành viên của tổ hội dần thay đổi cách thức sản xuất theo phương pháp truyền thống, hướng đến sản xuất sản phẩm sạch, quy trình xử lý trong chăn nuôi thân thiện với môi trường. Các thành viên trong tổ rất phấn khởi và an tâm vì có thể chủ động sản xuất ra cá giống đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng để cung cấp cho những hộ nuôi cá thương phẩm.

Hiện, tổ hội có 19 thành viên, với diện tích 7,9ha, sản lượng bình quân đạt 90 tấn/năm, năng suất đạt từ 5-9kg cá lóc giống mỗi hộc nuôi. Nhờ quy trình sản xuất cá lóc giống đảm bảo kỹ thuật và chất lượng, Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí đã được Công ty Bureau Veritas tiến hành đánh giá và chứng nhận đạt chuẩn Global GAP.

Anh Phan Hoàng Minh (Tổ trưởng Tổ Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú) cho biết: “Từ khi tham gia ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để thực hiện quy trình nuôi cá theo tiêu chuẩn Global GAP, Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí được hỗ trợ rất nhiều mặt về kỹ thuật từ đó giúp tỷ lệ sống của đàn cá tăng lên so với thời gian trước và giảm giá thành đáng kể. Qua thời gian tổ hội thực hiện mô hình nuôi cá giống theo tiêu chuẩn GlobalGAP, quy trình nuôi của tổ hội được kiểm tra và chứng nhận đạt chuẩn, bước đầu xây dựng nên thương hiệu cho sản phẩm thủy sản cá lóc giống sạch của Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí”.

Báo An Giang
Đăng ngày 26/11/2020
Mỹ Linh
Nuôi trồng

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 13:34 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 13:34 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 13:34 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:34 19/11/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 13:34 19/11/2024
Some text some message..