Nuôi cá lóc trong bể nilon mang lại hiệu quả kinh tế cao

3 năm trở lại đây, người dân phường Mỹ Thạnh (TP. Long Xuyên) có thu nhập ổn định nhờ nuôi cá lóc trong bể nilon bằng thức ăn công nghiệp.

bề nuôi cá lóc
Ông Phước đang cho cá lóc ăn bằng thức ăn công nghiệp

Ưu điểm của mô hình được xem là nghề “tay trái” này là chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, mà hiệu quả kinh tế lại khá cao…

Chạy dọc theo tuyến đường nông thôn khóm Thới An A, chúng tôi nhận thấy hầu như trước cửa nhà nào cũng có bồn nuôi cá lóc. Một trong những hộ nuôi hiệu quả là ông Mai Tấn Phước, lão nông tiên phong thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong bể nilon bằng thức ăn công nghiệp tại địa phương.

Ông cho biết, vào năm 2010, sau khi tham gia dự án nuôi cá lóc trong bể lót bạt bằng thức ăn công nghiệp do ngành Nông nghiệp tổ chức, ông đầu tư xây dựng 1 bồn 15m2 (rộng 3m, dài 5m), bên ngoài cắm cột bằng tre, bên trong lót bạt nilon cao khoảng 1m. Được Nhà nước hỗ trợ 60% chi phí đầu tư (con giống và thức ăn công nghiệp), ông thả nuôi 1.500 con cá lóc giống đầu vuông. Hơn 4 tháng nuôi thì thu hoạch, sau khi trừ đi chi phí, ông còn lời trên 3 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, cộng với việc được các ngành chức năng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, ông mạnh dạn đầu tư thêm 3 bồn để nuôi luân phiên, cứ 1 – 1,5 tháng là bán 1 bồn.

Ông năm Phước phấn khởi khoe, gia đình ông vừa mới bán 1 bồn 13m2, với giá 29.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, ông còn lời trên 8 triệu đồng. Ông nhẩm tính, Tết Nguyên đán năm nay, nếu gia đình ông bán 2 bồn cá còn lại, với giá 35.000 đồng/kg, chắc chắn ông sẽ bỏ túi trên 10 triệu đồng tiền lời mỗi bồn. Theo ông Năm, nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp, dù cá không lớn nhanh nhưng kỹ thuật nuôi đơn giản, lại ít dịch bệnh, nhẹ công chăm sóc hơn nhiều so với nuôi cá lóc bằng cá mồi (cá biển tạp). Tuy nhiên, cần phải theo dõi tình trạng của cá thường xuyên để kịp thời có biện pháp xử lý, chứ đừng để cá bệnh nhiều rồi mới trị thì sẽ trở tay không kịp.

Thông thường, nếu cá ổn định thì khoảng 3,5 tháng có thể xuất bán (đối với cá đầu vuông) và từ 4 - 5,5 tháng (đối với cá đầu nhím). Đặc biệt, để cá lớn nhanh cần phải cho chúng ăn loại thức ăn thủy sản 40 độ đạm từ 1 – 7 ly, tùy theo độ tuổi cá. “Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp khỏe hơn nhiều so với nuôi bằng cá mồi. Mỗi ngày, tôi chỉ tốn hơn 1 giờ để thay nước cho 4 bồn cá và khoảng 3 lần cho cá ăn, mỗi lần cũng chừng 20 phút, thời gian còn lại tôi có thể chăm sóc kiểng, trồng rẫy hay làm việc khác. Già như tôi mà thu nhập mỗi tháng trên 5 triệu đồng cũng hiếm lắm”, ông chia sẻ.

Với lợi thế dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nên mô hình ngày càng phát triển ở địa phương. Anh Mai Quang Hào, ngụ khóm Thới An A, cho biết, ngoài công việc tại nhà máy sản xuất gạch, anh còn đầu tư 1 bồn 24m2, thả nuôi 3.000 con cá lóc đầu vuông. Theo tính toán của anh, nếu cá phát triển ổn định, giá bán trên 30.000 đồng/kg, gia đình có thể thu về lợi nhuận trên 30 triệu đồng. Anh Hào chia sẻ: “Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp “sướng” hơn nhiều so với nuôi heo, gà, vịt... Nhờ nó, cuộc sống gia đình tôi cải thiện hơn trước nhiều lắm”.

Anh Nguyễn Hồng Lạc, Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thạnh cho biết, mô hình nuôi cá lóc trong bể nilon bằng thức ăn công nghiệp đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Hiện nay, toàn phường có khoảng 26 hộ nuôi cá lóc theo mô hình này, với khoảng 40 bồn. Thời gian tới, địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình, đồng thời phối hợp các ngành chức năng thường xuyên tổ chức dạy nghề, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể nilon bằng thức ăn công nghiệp cho bà con nông dân. Ngoài ra, Hội Nông dân phường đang hoàn thiện các thủ tục giúp người nuôi được vay vốn phát triển mô hình từ  quỹ “Hỗ trợ nông dân” của Trung ương Hội Nông dân.

Báo An Giang
Đăng ngày 08/01/2013
TRUNG HIẾU
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 15:03 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 15:03 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:03 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 15:03 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:03 16/04/2024