Nuôi cá lồng bè bằng ống nhựa HDPE: Mở ra triển vọng mới

Nghề nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè đang phát triển mạnh mẽ tại vùng biển Quảng Ninh với trên 8.000 ô lồng và liên tục tăng hằng năm bởi mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân. Tuy nhiên, tập quán nuôi cá lồng bè hiện nay của người dân vẫn sử dụng khung lồng bè là gỗ liên kết lại với nhau bằng dây cước, bu lông tạo thành các ô vuông; vật liệu nổi để nâng đỡ hệ thống ô lồng là phao xốp hoặc thùng nhựa... Hệ thống lồng bè này có giá thành rẻ, dễ làm nhưng theo thời gian sử dụng phát sinh nhiều bất lợi như tuổi thọ ngắn, thường xuyên phải sửa chữa, thay thế dẫn đến tăng chi phí sản xuất trong quá trình nuôi. Đặc biệt, phao xốp có độ bền không cao, thường bị vỡ vụn thành các mảnh nhỏ nên khó có thể thu gom, rất ảnh hưởng tới môi trường. Việc áp dụng công nghệ mới vào giải quyết các việc trên đang là vấn đề cấp thiết với người nuôi. Do đó, năm 2016, Chi cục Thuỷ sản Quảng Ninh đã triển khai Dự án phát triển nghề nuôi cá lồng bè bằng vật liệu đảm bảo sóng gió và thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh.

long be nuoi ca
Anh Đinh Hữu Hoè, thôn Thi Đua, xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn (bên trái) đang giới thiệu về lồng bè nuôi cá bằng ống nhựa HDPE của gia đình.

Theo đó, Dự án đã ứng dụng công nghệ lồng nuôi bè bằng ống nhựa HDPE. Đây là công nghệ rất mới ở Việt Nam, rất bền, chịu được sóng gió, di chuyển dễ dàng, có thể nuôi với thể tích lớn và dễ dàng kiểm tra, thu hoạch cá. Hệ thống lồng bè bằng ống nhựa HDPE có kết cấu theo hình vuông, gồm khung, lan can, giá nâng lưới, túi lưới, neo buộc cố định, inox 304. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Duy Chinh, Chi cục phó Chi cục Thuỷ sản Quảng Ninh, Tổ trưởng Tổ Dự án, cho biết: Từ năm 2015, Quảng Ninh đã có khoảng 15 lồng nuôi bằng ống nhựa HDPE theo công nghệ Đan Mạch. Tuy nhiên, lồng nuôi này quá lớn nên không phù hợp. Do đó, năm 2016, chúng tôi đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lồng nuôi bằng ống nhựa HDPE theo công nghệ Na Uy với hệ thống lồng nuôi nhỏ.

Qua giới thiệu của lãnh đạo xã Thắng Lợi (Vân Đồn), chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình anh Đinh Hữu Hoè, 1/3 hộ của xã tiên phong chuyển đổi lồng nuôi thuỷ sản bằng ống nhựa HDPE theo dự án này. Anh Hoè đã có gần 20 năm nuôi cá lồng bè, với khoảng 30 lồng bè. Các lồng bè sử dụng chủ yếu vật liệu gỗ, phao xốp.

Anh Hoè chia sẻ: Năm nào, gia đình tôi cũng phải sửa chữa, gia cố lồng bè với chi phí khá cao. Được tiếp cận Dự án, tôi nhận thấy những ưu điểm của vật liệu HDPE nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư 75 triệu đồng để đóng 2 lồng với diện tích hơn 50m2 để nuôi cá. Cùng với đó, gia đình đã được hỗ trợ 3.200 con giống cá song, thức ăn và tập huấn khoa học kỹ thuật khi tham gia Dự án.

Được biết, xã đảo Thắng Lợi hiện có khoảng 70 hộ nuôi cá lồng bè, chủ yếu sử dụng phao xốp, gỗ nên những tác động của nó đối với môi trường biển là không nhỏ. Khi đến tham quan mô hình của anh Hoè, nhiều hộ cũng nhận thấy những ưu điểm khi nuôi cá lồng bè bằng vật liệu nhựa HDPE.

Anh Nguyễn Văn Khá, thôn Thi Đua, xã Thắng Lợi (Vân Đồn), cho biết: Qua tham quan, tôi được biết về những ưu điểm của ống nhựa HDPE làm lồng bè, nhất là độ bền cao. Tuy vậy, chi phí đầu tư cho loại lồng này rất tốn kém nên chúng tôi mong muốn tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ để có thể tiếp cận với công nghệ nuôi trồng thuỷ sản mới, thân thiện với môi trường.

Toàn tỉnh hiện có trên 8.000 ô lồng nuôi trên biển, trong đó tỷ lệ ô lồng nuôi sử dụng vật liệu phao xốp, gỗ chiếm trên 60%, còn lại 40% lồng bè đã chuyển sang vật liệu nổi bằng phi nhựa; số sử dụng ống nhựa HDPE rất ít. Hiện, Dự án đang được Chi cục Thuỷ sản triển khai tại các xã Hạ Long, Đông Xá, Bản Sen, Thắng Lợi và thị trấn Cái Rồng của huyện Vân Đồn; xã Tân Lập và Đầm Hà của huyện Đầm Hà với 15 hộ dân tham gia. Theo đó,

Dự án đã hỗ trợ 100% chi phí mua con giống và chi phí triển khai khảo sát địa điểm, lắp đặt và vận hành lồng, kỹ thuật nuôi bằng lồng mới, phòng chống dịch bệnh và tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thuỷ sản...; hỗ trợ 30% chi phí thức ăn nuôi công nghiệp. Các hộ dân tham gia dự án sẽ đối ứng toàn bộ chi phí nhân công, trang thiết bị lồng nuôi, vật tư hoá chất, chi phí thức ăn. Đến nay, tất cả các hộ tham gia Dự án đã lắp đặt và thả cá trong lồng nuôi bằng nhựa HDPE với tổng diện tích 6.000m2. Qua đánh giá, cá nuôi tại lồng bè bằng ống nhựa HDPE sinh trưởng và phát triển tốt.

Ông Trần Duy Chinh nói: Sử dụng ống nhựa HDPE để làm lồng bè nuôi cá là xu thế mới, mang lại hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu khắc phục một số hạn chế, cải tiến kỹ thuật nhằm giảm bớt chi phí để phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi địa phương. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi nuôi cá lồng bè bằng ống nhựa HDPE.

Báo Quảng Ninh, 07/11/2016
Đăng ngày 08/11/2016
Nguyễn Hoa
Nuôi trồng

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 09:37 08/01/2025

Vai trò của vi khuẩn có lợi trong kiểm soát môi trường nuôi tôm

Việc duy trì một môi trường ao nuôi ổn định và lành mạnh là yếu tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Một trong những công cụ hữu hiệu để kiểm soát môi trường là sử dụng vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, cải thiện chất lượng nước, và tăng cường sức khỏe của tôm.

Vi khuẩn có lợi
• 09:37 08/01/2025

Làm sao để bể cá luôn sạch và trong vắt

Nuôi cá cảnh là niềm đam mê của nhiều người, không chỉ vì vẻ đẹp mà bể cá mang lại mà còn vì sự thư giãn tinh thần.

Máy lọc
• 10:30 07/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:53 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 05:53 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 05:53 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 05:53 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 05:53 09/01/2025
Some text some message..