Nuôi cá lồng bè trên biển thu về hàng nghìn tỷ đồng/năm

Nuôi cá lồng bè trên biển là lĩnh vực kinh tế biển quan trọng của tỉnh Kiên Giang trong thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

Nuôi cá bè
Nuôi cá lồng bè ở Phú Quốc.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, nuôi cá lồng bè trên biển ở tỉnh này là mô hình sản xuất cho hiệu quả cao, đang phát triển mạnh tại các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, Phú Quốc, Kiên Lương và thành phố Hà Tiên. Hiện, tại những xã đảo này có khoảng 4.500 lồng bè nuôi, sản lượng cá thương phẩm năm 2019 đạt trên 3.550 tấn, dự kiến năm 2020 hơn 4.300 tấn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết, đối tượng nuôi cá lồng bè trên biển của ngư dân Kiên Giang phổ biến là cá bóp, cá mú, cá chim, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng…; trong đó cá bóp, cá mú chiếm tỷ trọng cao nhất. Phần lớn một bè nuôi cá biển từ 4 - 6 lồng nuôi, thể tích 48 - 70 m3/lồng và nuôi nhiều loại cá khác nhau trên cùng một bè. Những năm gần đây, tỉnh đã thử nghiệm nuôi thành công một số loài như: Cá khế vây vàng, cá bè cụp, cá bè vẫu, cá háo… tại huyện Kiên Lương. Đây là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiếp đến, tôm hùm cũng đang được thử nghiệm nuôi tại một số xã đảo của huyện này nhưng quy mô còn nhỏ lẻ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, giá cá biển nuôi lồng bè biến động qua từng năm, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi.

Cụ thể, cá bóp nuôi mật độ 150 - 200 con/lồng (50 m3), tỷ lệ sống 85%, sau 12 - 14 tháng nuôi, trọng lượng bình quân 6 kg/con, giá bán tại lồng 120.000 - 135.000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất lợi nhuận khoảng 40%/lồng vụ nuôi đầu tiên, nhưng vụ nuôi kế tiếp, ngư dân giảm chi phí đầu tư ban đầu, lợi nhuận tăng hơn.

Hay cá mú sao là một trong những loài cá mú mang lại giá trị cao nhất, từ 600.000 - 800.000 đồng/kg cá thương phẩm. Sau 18 tháng nuôi, trừ chi phí sản xuất, ngư dân lợi nhuận bình quân 50 triệu đồng/bè (10 - 20 m3), nếu nuôi đúng quy trình kỹ thuật, con giống tốt lợi nhuận trên 100% so với vốn đầu tư.

Gần đây, Công ty Trấn Phú đầu tư mô hình nuôi cá biển công nghiệp với 2 loài chính là cá chim và cá hồng mỹ ứng dụng công nghệ Nauy lồng tròn, chất liệu HDPE, đường kính 20 - 30m tại xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc. Đây là loại lồng nhiều ưu điểm vượt trội so với lồng truyền thống, chịu được sóng to, gió lớn…

Tuy nhiên, chi phí đầu tư khá cao, 500 - 700 triệu đồng/lồng nên ngư dân địa phương chưa đủ năng lực tài chính đầu tư nuôi cá theo công nghệ này. Sau giai đoạn nuôi thử nghiệm, bước đầu cho kết quả khá cao, sản lượng khoảng 35 tấn cá/lồng.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang chia sẻ, để nghề nuôi cá lồng bè trên biển hiệu quả thời gian qua, bước đầu tỉnh quy hoạch khu vực nuôi phù hợp với điều kiện môi trường biển tự nhiên, tìm con giống từ đánh bắt tự nhiên, sinh sản nhân tạo và nhập khẩu; hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao quy trình công nghệ nuôi cá cho ngư dân; nuôi cá lồng bè trên biển kết hợp với phát triển du lịch sinh thái biển đảo; đào tạo cán bộ chuyên ngành; nghiên cứu khoa học, công nghệ gắn với triển khai thực hiện hàng chục đề tài, dự án nuôi cá lồng bè trên biển; đầu tư lưới điện quốc gia ra một số xã đảo…

Tỉnh Kiên Giang tiếp tục phát triển nuôi cá lồng bè trên biển trong thời gian tới theo hướng ổn định, an toàn, bền vững và hiệu quả, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, tỉnh quy hoạch lại khu vực nuôi cá lồng bè trên biển thích hợp với điều kiện môi trường sinh thái ở các xã đảo, giảm thiểu ô nhiễm, tỷ lệ cá sống cao, tăng trọng nhanh và hạn chế dịch bệnh xảy ra. Đầu tư sản xuất giống các đối tượng cá biển đảm bảo chủ động về số lượng, kiểm soát chất lượng nguồn giống thả nuôi. Sản xuất, cung ứng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm cải tạo môi trường phục vụ nuôi cá lồng bè trên biển.

Tiếp đến, tỉnh tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng về điện, giao thông… cho các xã đảo phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cư dân trên đảo. Khai thác tốt lợi thế nuôi cá lồng bè trên biển gắn với phát triển du lịch sinh thái biển đảo, sản phẩm cá phục vụ du lịch, tổ chức các hoạt động du lịch trải nghiệm, chế biến và thưởng thức các biển tại bè. Đây là hình thức hỗ trợ nâng cao thêm thu nhập cho ngư dân và quảng bá du lịch của địa phương.

Tỉnh quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu cá nuôi lồng bè trên biển kết hợp với xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước và thế giới, nhất là chú trọng chào bán sản phẩm cá trong các hệ thống siêu thị và xuất khẩu những loại cá có giá trị kinh tế cao.

Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ để phát triển nuôi cá theo hướng hiện đại. Đặc biệt là nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm một số đối tượng có giá trị kinh tế cao. Cụ thể như: nuôi cá hồn mỹ tại Phú Quốc, Kiên Hải; cá khế vằn tại Kiên Hải, cá bè quỵt tại Kiên Lương… Tỉnh đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật viên tay nghề cao phục vụ cho các địa phương phát triển nuôi cá lồng bè trên biển.

Một điều quan trọng trong phát triển nuôi cá lồng bè trên biển thời gian tới là tỉnh tích cực kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nuôi cá theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao…

Theo đó, năm 2019, UBND tỉnh Kiên Giang đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho Tập đoàn Mavin thực hiện dự án Trung tâm nuôi trồng hải sản xuất khẩu tại vùng biển thuộc huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang). Dự án có quy mô 2.000 ha mặt biển, tổng mức đầu tư 30 triệu USD, nuôi các loại cá có giá trị như: chẽm, cá mú, cá bóp, cá chi vây vàng… có thể sản xuất 30.000 tấn cá biển các loại mỗi năm. Dự kiến dự án này sẽ chính thức đi vào vận hành ổn định từ năm 2021.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Australis Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xin chủ trương đầu tư thực hiện dự án nuôi cá lồng trên biển công nghệ cao tại xã Nam Du (Kiên Hải). Dự kiến dự án quy mô 3.150 ha mặt biển và khoảng 7 ha đất và mặt biển tại Hòn Nồm. Sản lượng bình quân 15.000 tấn/năm, với tổng mức đầu tư 25 triệu USD.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 03/07/2020
Lê Huy Hải
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 00:40 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 00:40 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 00:40 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:40 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 00:40 23/12/2024
Some text some message..