Nuôi cá lồng ở Phú Thọ - Đã có những giải pháp căn cơ

Thời gian gần đây, nghề nuôi thủy sản ở Phú Thọ không ngừng phát triển, nhiều địa phương không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế.

vệ sinh lồng cá
Ông Thiều Minh Thế, Giám đốc Công ty TNHH Toản Thế, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy đi kiểm tra  và vệ sinh lồng nuôi để phòng chống bệnh cho cá. (Nguồn: TTXVN)

Tuy nhiên, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi cá lồng theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi cá lồng trên sông cũng là điều mà cấp, ngành liên quan quan tâm thực hiện.

* Phát huy lợi thế - mở hướng làm giàu 

Phú Thọ là tỉnh duy nhất có 3 con sông lớn chảy qua, trong đó có sông Đà và sông Lô được đánh giá là có chất lượng nước tốt nhất trong cả nước, rất phù hợp với việc phát triển cá lồng. Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới chỉ dừng lại ở mức trung bình. Để phát huy lợi thế sẵn có với hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định ở 2 con sông trên, Phú Thọ đã xác định mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 sẽ mở rộng quy mô nuôi cá lồng lên 1.970 lồng, gấp 3 lần so với hiện nay, trong đó cá đặc sản chiếm 45%, cá khác 55%. Tổng sản lượng cá lồng đạt 10.000 tấn, năng suất trung bình 60 kg/m3/năm; 100% cơ sở nuôi cá lồng đạt chứng nhận điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Thanh Thủy là huyện có dòng sông Đà chảy qua, để tận dụng tiềm năng này, người dân trong xã được định hướng từ phía Chi cục Thủy sản và Trung tâm Khuyến nông tỉnh đưa mô hình nuôi cá lồng vào làm phát triển kinh tế trọng điểm. Năm 2014, huyện Thanh Thủy có 78 lồng nuôi cá thì đến nay đã tăng lên 335 lồng và đang có xu hướng tiếp tục tăng. Nuôi cá lồng đã trở thành hướng phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi, mở ra hướng thoát nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân ở địa phương. 

Anh Nguyễn Đạo Luật Chí, một trong các hộ nuôi có quy mô lớn ở xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy cho biết, sau khi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật về cách nuôi và chăm sóc cá lồng trên sông, anh Chí đã đầu tư làm 15 lồng cá với 1.500m3, thả cá trắm đen, điêu hồng, lăng chấm. Trong đó, anh thả 5 lồng cá điêu hồng, mỗi năm cho thu hoạch 2 lần với thu nhập 1 tỷ đồng/năm trừ chi phí. Còn cá lăng chấm hơn 1 năm mới cho thu hoạch nhưng lợi nhuận cũng khá cao (bình quân 150.000 đồng/kg mà mỗi 1 lồng đến kỳ thu hoạch khoảng 4 tấn cá). 

Còn anh Đặng Văn Luyện, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy chia sẻ, năm 2014, gia đình đầu tư 2 lồng cá, nuôi chủ yếu là giống truyền thống nên thu nhập thấp, mỗi lồng chỉ đạt 20 triệu đồng. Năm 2015, gia đình được Chi cục Thủy sản tỉnh hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ một phần chi phí và con giống, gia đình đã đầu tư làm mới 18 lồng, nâng tổng số lông lên đến 20 lồng và nuôi chủ yếu giống cá đặc sản như lăng chấm, trắm đen, chép giòn, cá điêu hồng…, ước tính thu về cả trăm triệu đồng tiền lãi. 

Tuy nhiên đây là nghề thu nhập lớn mà đầu tư cũng lớn so với một hộ gia đình chính vì vậy mức độ rủi ro cũng cao hơn. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Thọ, có 2 nguyên nhân dẫn đến người nuôi cá lồng gặp rủi ro cao là do thiên tai và do kiến thức của người dân. Mưa lũ khiến môi trường nước, dòng chảy thay đổi nên người nuôi khó kiểm soát; hủy hoại lồng bè… Mặt khác, do kiến thức của người dân chưa đủ để áp dụng các quy trình kỹ thuật, an toàn thực phẩm, quy trình phòng trừ bệnh cho cá; rủi do về thị trường; rủi do về bố trí các loại giống nuôi của các hộ dân chưa lợp lý… Bên cạnh đó, một số đơn vị doanh nghiệp chế biến xả thải chất độc hại ra các lòng sông làm ảnh hưởng đến người nuôi cá, do đó phải cần đến những giải pháp căn cơ.

* Đã có những giải pháp căn cơ 

Tính đến hết tháng 11/2015, tỉnh Phú Thọ đã có 962 lồng cá được nuôi tập trung tại sông Đà, sông Lô, sông Bứa và một số hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh, tăng gần 600 lồng so với năm 2014. Sản lượng cá lồng năm 2015 dự kiến đạt gần 3.000 tấn, tập trung vào các đối tượng thủy sản có giá trị như: cá lăng, trắm, ngạnh, diêu hồng. Toàn tỉnh hiện có 6 tổ hợp tác, hợp tác xã, 5 doanh nghiệp tham gia nuôi cá lồng, chiếm đến 80% sản lượng cá lồng của tỉnh. 

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, sự phát triển quá nhanh của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, đặc biệt là việc phòng chống dịch bệnh cho cá và vấn đề môi trường. Đa phần người nuôi mới chỉ đi học tập kinh nghiệm ở một số địa phương, chưa qua các lớp tập huấn, nên kinh nghiệm chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải... còn thiếu. Vì thế, phải tính đến phương án phát triển bền vững, tránh kiểu nuôi ồ ạt, khi thị trường không ổn định lại phá bỏ sẽ thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Đồng thời, để phát triển cá lồng một cách bền vững thì cần phải có sự quy hoạch chi tiết đối với từng địa phương và phổ cập kỹ thuật chăn nuôi cho người dân, người nuôi cá. Cán bộ kỹ thuật thủy sản phải có kiến thức cơ bản trong quá trình chăm sóc cho cá lồng. Cần quy hoạch vùng nuôi, quản lý nguồn nước, tăng cường cán bộ kỹ thuật, nhất là kỹ sư thú y chuyên về thủy sản; mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh thủy sản; tạo điều kiện cho người có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư mở rộng sản xuất, ổn định cho nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững. 

Theo đó, Chi cục Thủy sản đã có kế hoạch trao đổi thông tin thị trường với các tỉnh lân cận; xây dựng chuỗi cửa hàng bán sản phẩm thủy sản an toàn, được cấp chứng chỉ trong đó có tên và địa chỉ người nuôi để người mua có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; trọng lượng cá; ngày đánh bắt; các loại thuốc đã sử dụng; thời gian cách ly… 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thay thế các loại lồng cá kiểu cũ bằng tre, nứa sang lồng loại mới bằng sắt vừa thuận tiện vệ sinh, vừa thông thoáng tạo điều kiện cho cá tăng trưởng tốt. Theo tính toán, chi phí làm lồng bằng tre nứa và lồng sắt tương đương nhau trong khi lồng sắt kiểu mới có thể nuôi được lượng cá nhiều hơn; thu hoạch dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Thanh Tùng cũng cho hay, thời gian tới, Chi cục Thủy sản Phú Thọ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ tình hình phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn; tập trung hướng dẫn cho 100% các hộ nuôi cá lồng về kiến thức nuôi cá theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp mã cho toàn bộ số lồng nuôi cá để phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 

Cùng với đó, Chi cục cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các hợp tác xã, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia vào việc phát triển nuôi cá lồng theo hướng liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm tối đa khâu trung gian, đảm bảo ổn định đầu ra; tham mưu với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ người nuôi để xây dựng thương hiệu cá lồng Phú Thọ theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời xây dựng websize khẳng định thương hiệu chất lượng, uy tín là “Cá sông Đà” và “Cá sông Lô” nhằm tạo điều kiện cho người cần mua có thể đánh giá được chính xác nguồn gốc xuất sứ, yên tâm về chất lượng con cá. 

Đối với những rủi ro có thể xảy ra cho người nuôi cá lồng, ông Nguyễn Thanh Tùng khẳng định: "Việc người nuôi cá lồng trên sông Đà và sông Lô rất an toàn bởi lẽ về phía trên thượng nguồn có 2 thủy điện đều tích nước, trước khi xả với biên độ nước bao nhiêu Chi cục sẽ khuyến cáo cho người dân neo đậu các lồng bè vào nơi vị trí an toàn. Đối với các doanh nghiệp xả thải, Chi cục thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những đơn vị doanh nghiệp xả thải ra sông. Nhờ đó, đến nay tại 2 tuyến dòng sông này người dân có thể yên tâm nuôi cá lồng"./. 

ĐCS, 15/12/2015
Đăng ngày 16/12/2015
Tạ Văn Toàn/TTXVN
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 04:43 15/09/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 04:43 15/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 04:43 15/09/2024

Mẹo chế biến tôm để tránh mùi tanh khi nấu

Tôm là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực trên thế giới, và đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mùi tanh của tôm là một trong những thách thức mà người nấu ăn thường gặp phải. Sau đây, Tép Bạc sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tanh của tôm đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bao gồm:

Tôm thẻ chân trắng
• 04:43 15/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 04:43 15/09/2024
Some text some message..