Nuôi cá mùa lũ: Không được chủ quan

Dù năm nay chưa xuất hiện lũ, song những hộ dân nuôi cá trên sông, đầm phá cần cảnh giác, đề phòng rủi ro.

Nuôi cá mùa lũ: Không được chủ quan
Người dân huyện Quảng Điền kiểm tra lồng nuôi
Lũ hay không lũ vẫn nuôi

Hàng năm, đến mùa lũ, nhiều hộ dân nuôi cá lồng tại “rốn lũ” huyện Quảng Điền lại thấp thỏm. Năm trước, lũ về, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè ở các xã Quảng Thọ, Quảng Phú... bị thiệt hại lớn. Có người vì bảo vệ tài sản bị nước lũ cuốn.

Theo ông Võ Tuân (thôn Phú Lễ, Xã Quảng Phú), hiện nuôi hơn 10 ô cá diêu hồng, nuôi cá lồng trên sông là sinh kế của người dân nơi đây với hai loại chủ yếu là cá trắm và diêu hồng, phương thức nuôi xoay vần quanh năm, sau thu hoạch là lại thả tiếp, bất kể mùa nắng hay mưa. Ông Tuân nhẩm tính, nếu thuận lợi mỗi ô cá cho thu nhập khoảng 50-60 triệu đồng, trong đó chí phí thức ăn chiếm khoảng 30%.

Thống kê của UBND xã Quảng Phú,  hiện địa phương có 183 hộ nuôi cá lồng bè, trong đó 12 bè nuôi cá diêu hồng với 85 ô, 267 lồng cá trắm. Tháng 11 năm ngoái, lũ làm hàng trăm ô cá bị chết, cuốn trôi, thiệt hại tiền tỷ. “Năm nay, chưa xuất hiện lũ nên khá thuận lợi. Nhiều hộ có thêm thu nhập từ cá nhưng với người nuôi cá, dù có lũ hay không vẫn nuôi”, ông Tuân cho hay.

Theo ông Phan Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, thời vụ nuôi cá của người dân tại địa phương diễn ra quanh năm, với cá diêu hồng chừng 5 tháng là cho thu hoạch; còn cá trắm phải đến 1,5-2 năm, cá mới đủ trọng lượng xuất bán. “Năm nay cá diêu hồng được giá nên nhiều hộ nuôi thu về lãi cao còn giá cá trắm chưa cao, chỉ chừng 60 nghìn đồng/kg”, ông Lợi cho biết.

Tại xã Quảng Thọ hiện cũng có khoảng 850 lồng đang thả nuôi. Hiện nay, nhiều hộ nuôi đang canh thả nuôi để đúng vào dịp tết xuất bán với hy vọng giá cao. “Đa số người nuôi đang ghim cá chờ vụ tết để bán được giá. Dù năm nay không có lũ nhưng chúng tôi cũng kết nối thông tin thời tiết với cơ quan chức năng để thường xuyên thông báo cho người dân”, ông Trần Kìm, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ nói.


Người dân xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) kiểm tra cá

Ngoài các con sông, tại một số địa phương vùng đầm phá, cửa biển như Vinh Hiền, Lộc Bình (huyện Phú Lộc) hiện nay, người dân nuôi cá lồng có một năm thuận lợi. Đúng một năm về trước cá của người dân tại đây cũng chết trắng lồng. “Năm nay thời tiết thuận lợi, nhiều hộ nuôi cá phấn khởi vì có thu nhập khá”, ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền thông tin.

Cẩn trọng

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết, Quảng Điền có khoảng 16ha nuôi cá thường bị ảnh hưởng khi mùa lũ đến. Ngoài ra, có khoảng 20 ha xã Quảng Công cũng bị ảnh hưởng nhưng số diện tích này nằm ở những vùng có thể nuôi vượt lũ, chỉ bị ảnh hưởng khi gặp lũ lớn, còn các diện tích nuôi nước ngọt khác và nuôi nước lợ của huyện thì chủ yếu ở vùng thấp trũng.

Năm 2017, do ảnh hưởng mưa lũ, nước sông chảy mạnh và lên nhanh gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi cá lồng bè trên sông Bồ. Năm nay, chưa có lũ xuất hiện trên địa bàn nên việc nuôi cá lồng trên sông cơ bản ổn định.

Theo bà Nhã, năm 2018, huyện Quảng Điền đã đưa vào thả nuôi 1226 lồng bè trong đó chủ yếu là cá trắm và khoảng 20 bè nuôi cá diêu hồng. Đối với diện tích vùng thấp trũng, huyện đã ban hành khung lịch thời vụ, thu hoạch trước 31/8; ngoài ra, từ nguồn vốn khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2017, đã thực hiện công trình đúc các cột mốc để néo các lồng cá trên sông Bồ với số lượng 191 cọc cho 2 xã Quảng Phú và Quảng Thọ. Công trình đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng để người dân có nơi neo lồng chủ động và yên tâm hơn khi có lũ lớn.

Năm nay, đến thời điểm này vẫn chưa có lũ. Theo cơ quan chuyên môn, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá lồng nói riêng.

Đối với thủy sản nước lợ, nếu không có lũ, các chất thải từ vụ nuôi năm trước tích tụ lại trong ao, kênh mương cấp nước không được cuốn trôi, dễ gây ra dịch bệnh cho vụ nuôi sau.

Đối với nuôi cá lồng, lũ về sẽ cuốn trôi chất cặn bã, thức ăn dư thừa, chất thải, lồng được làm sạch. Đối với nuôi cá vùng đầm phá, việc có lưu tốc dòng chảy được thường xuyên sẽ là điều kiện rất thuận lợi, làm thông thoáng môi trường, cung cấp oxy cho cá…

Ông Trần Kìm, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ thông tin: “Vừa rồi, cá tại địa phương bị dịch bệnh, thiếu ô xy. Nguyên nhân dòng nước bị tù, không chảy, trong khi đó ngoài thức ăn tự nhiên, người dân còn bổ sung thức ăn công nghiệp. Việc tồn dư thức ăn khiến nguồn nước bị ô nhiễm”.

“Thời tiết năm nay khá thuận lợi cho người nuôi cá. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo người nuôi không được lơ là, cần tăng cường chăm sóc lồng cá. Nếu sản phẩm đạt kích cỡ, cần thu tỉa để bán; không nên thả thêm giống vì nếu cuối năm thời tiết diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng, dẫn đến thất thoát. Người dân cũng phải theo dõi, tự quản lý ao nuôi, đề có biện pháp kịp thời bảo vệ đàn cá nuôi khi gặp thời tiết bất lợi”, bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 01/12/2018
Lê Thọ
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 02:54 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 02:54 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 02:54 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:54 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 02:54 24/12/2024
Some text some message..