Nuôi cá nước lợ trong... nước ngọt

Từ đầu hẻm 1991 Lê Văn Lương, chúng tôi men theo con đường ngoằn ngoèo hơn 1 km mới đến được mô hình nuôi cá nước lợ của anh Đặng Phát Cường (23 tuổi, ở ấp 4, xã Nhơn Đức, H.Nhà Bè, TP.HCM).

Nuôi cá nước lợ trong... nước ngọt
Đặng Phát Cường tư vấn cách nuôi cá nước lợ trong hồ kiếng nước ngọt cho khách hàng. Ảnh: LÊ THANH

Nói về ý tưởng thực hiện mô hình này, Cường chia sẻ: “Xuất phát từ đam mê nuôi cá với lại mình thấy nước lợ cũng có khá nhiều loại cá độc đáo mà tại sao không ai làm nên mình quyết định tiên phong làm mô hình này. Thế là mình dành dụm được một khoản tiền bắt tay vào thiết kế các hồ kiếng thí nghiệm nuôi cá nước lợ làm sao có thể sống và sinh sản được trong môi trường nước ngọt để bán cho người nuôi cá kiểng”.

Theo anh Cường, do nhà ở gần sông, nên điều kiện rất thuận lợi để thí nghiệm mô hình này, bởi trong quá trình pha nước lợ với nước ngọt, nếu chẳng may phát hiện cá bị sốc nước thì chúng ta có thể kịp thời cứu chữa được.

Cường cho biết thời gian đầu nuôi 2 loại cá, đó là cá thòi lòi và cá bống mắt tre. Theo Cường, thòi lòi là loại cá độc lạ, dễ gây sự chú ý cho người khác bởi những tập tính mà gần như đa số các loại cá khác không có được. Nó có thể leo cây, leo qua cả hồ kính, nhảy linh hoạt trên mặt đất mà chắc chắn là khó có loài cá nào làm được. Thêm một cái độc đáo nữa là nó săn mồi trên cạn lẫn dưới nước. Còn cá bống mắt tre thì sở hữu màu sắc khi trưởng thành không hề thua kém các loại cá cảnh khác. Chính vì điều này mà những người sành chơi cá kiểng thích nuôi.

Chia sẻ kinh nghiệm về nuôi cá nước lợ trong môi trường nước ngọt, Cường cho rằng: “Người nuôi cần phải hiểu rõ về loại cá đó trước khi tiến hành chuyển cá từ môi trường nước lợ sang nuôi ở môi trường ngọt. Khó nhất là giai đoạn thuần nước, vì lúc đầu nếu chúng ta pha tỷ lệ nước ngọt nhiều quá, cá nước lợ chưa quen với môi trường nước ngọt sẽ bị sốc và chết ngay”.

Hiện tại Cường mở rộng nuôi thêm các loại cá khác như: cá hải long, cá lìm kìm, cá nâu, cá cao xạ pháo, cá nóc; cua nhện và một số loại tép, với số lượng tổng cộng lên đến hơn 10.000 con các loại. Tất cả đều bán tính theo đơn vị từng con. Giá cá thòi lòi thấp nhất cũng 10.000 đồng/con, còn cá hải long thì giá trung bình 100.000 đồng/con. “Hiện tại khách hàng của mình không chỉ ở TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ, ĐBSCL, mà đã vươn ra các tỉnh, thành ở miền Trung và phía bắc như: Tuyên Quang, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng”, Cường cho hay.

Đánh giá về mô hình này, anh Nguyễn Thanh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực Hội LHTN H.Nhà Bè, cho biết: “Đây là mô hình thanh niên phát triển kinh tế nông thôn rất độc lạ, hoàn toàn mới ở địa phương. Để làm được điều này không hề đơn giản, chứng tỏ Cường đã tìm tòi, nghiên cứu rất kỹ. Đây được xem là mô hình làm ăn có lợi nhuận cao cho thanh niên nông thôn ở các vùng sông nước có thể học hỏi, nhân rộng, làm giàu ngay trên mảnh đất nhà nông của mình”.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 02/05/2019
Lê Thanh
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 10:47 12/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:47 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:47 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:47 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:47 12/09/2024
Some text some message..