Nuôi cá nước ngọt nào cho mau giàu?

Nuôi thủy sản nào mau giàu? Lựa chọn nuôi giống nào phù hợp kinh tế và mang lại lợi nhuận về sau. Đối với các khu vực nước ngọt thì liệu rằng những loài cá nào sẽ dễ mang lại giá trị kinh tế cao. Để biết được là loài cá nào, hãy tham khảo qua bài viết này nhé.

Cho cá ăn
Cá nước ngọt có mang nhiều hiệu quả kinh tế? Ảnh: Tép Bạc

Cá rô phi 

Mở đầu trong danh sách này chính là cái tên quen thuộc. Cá rô phi, loài cá nước ngọt này được biết đến là ăn tạp với rất nhiều loại thức ăn khác nhau, dễ nuôi ở ao hồ nên khả năng sinh trưởng của chúng rất tốt với số lượng cao. Vì thế, cá rô phi được đánh giá là loại phổ biến có giá trị kinh tế cao.

Thời gian sinh trưởng của chúng rơi khoảng từ 10 – 12 tháng, lớn nhanh và ít bệnh. Giá thịt cá rô phi dao động từ khoảng 40.000 đồng – 55.000 đồng/kg. Do vậy, khi tìm hiểu nuôi cá nước ngọt cho thu nhập cao, thì cá rô phi là một lựa chọn khá phù hợp.

Cá rô phiCá rô phi là lựa chọn hàng đầu khi muốn nuôi cá nước ngọt

Cá chép giòn

Đứng ở vị trí tiếp theo chính là cá chép giòn, chúng được ưa chuộng bởi thịt ngon, chắc và thơm so với những dòng cá chép khác. Song, cá chép giòn rất dễ nuôi và có thể nuôi ở mật độ cao. Bạn có thể cho cá ăn nhiều nguồn thức ăn khác nhau. Cá chép có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm với tốc độ tăng trưởng cao. Loài này có giá trị kinh tế khá cao từ 170.000 đồng – 200.000 đồng/kg và được xuất khẩu đến nhiều nước châu Âu, Trung Quốc, Nga…

Cá chép giònCá chép giòn dễ nuôi nhưng hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: vnexpress.net

Cá basa

Nếu như bạn đang tìm hiểu nên nuôi cá nước ngọt nào sẽ mang giá trị cao thì cá basa cũng là một lựa chọn. Đây chính là loại cá cực kì quen thuộc ở các tỉnh phía Nam. Chúng là dòng cá ăn tạp, dễ nuôi với khả năng chống chịu với môi trường tốt và không yêu cầu quá cao về trình độ nuôi trồng. Bình thường, loài cá này chỉ mất khoảng 1 năm để sinh trưởng và cho hiệu quả cao khi có thể đạt từ 1-1,5kg/con. Giá cá basa dao động ở mức từ khoảng 40.000 đồng – 50.000 đồng/kg.

Cá basaCá basa và cá tra là những mặt hàng cá xuất khẩu quen thuộc. Ảnh: catragionguttu. business.site

Cá chim trắng

Cá chim trắng thích hợp sống trong môi trường khí hậu nhiệt đới, từ 21- 42 độ C và chúng chịu rét rất kém. Nếu nuôi loài này trong mùa đông nên có các biện pháp tránh rét phù hợp. Đặc biệt, thời gian sinh trưởng của cá chim trắng rất ngắn chỉ khoảng  3 – 4 tháng có thể thu hoạch với trọng lượng khoảng 1kg/con. Giá của cá chim trắng dao động khoảng 50.000 đồng/con. Chính vì thế đã giúp cho chúng có mặt trong danh sách những loài cá nước ngọt mang lại khả năng kinh tế cao cho người dân.

Cá chimNên chú ý nhiệt độ khi nuôi cá chim trắng vào mùa đông. Ảnh: aouongdidong.com

Cá trắm cỏ

Một trong những loại cá được nhiều gia đình Việt yêu thích nhờ thịt dai, chắc và thơm. Chúng cũng rất dễ nuôi khi thường ăn những loại cỏ tự nhiên, bèo, các hạt ngũ cốc hay là ấu trùng… Thời gian tăng trưởng của chúng khá lâu nhưng giá trị kinh tế đem lại khá lớn khi chúng mất cỡ trên 1 năm, trọng lượng đạt từ 2 – 3kg. Và giá cá trắm cỏ từ 55.000 đồng – 60.000 đồng/kg với con từ 2 – 4kg; giá từ 90.000 đồng – 100.000 đồng/kg với con từ 4 – 6kg.

Cá trắm cỏNuôi cá trắm cỏ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: nongnghiep.farmvina.com

Mâm cơm truyền thống thường ngày của người Việt vẫn thường gắn liền với hình ảnh cơm thịt và cá. Chính vì thế, cá là một phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình đặc biệt là những loại cá nước ngọt.

Nhưng để có thể làm giàu từ cá nước ngọt, ngoài việc nắm bắt rõ các kỹ thuật nuôi, nên hiểu rõ được thị hiếu của người tiêu dùng ngày nay, để lựa chọn giống nuôi cho phù hợp mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Đăng ngày 16/08/2023
Phạm Mét Tơ @pham-met-to
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 09:49 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 09:49 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 09:49 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 09:49 28/04/2024