Nuôi cá ồ ạt ở TP.Hội An: Cần giải pháp phù hợp

Người dân ồ ạt đầu tư nuôi cá trong lồng bè tự phát trên sông Cổ Cò trong thời gian gần đây đã đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi cách giải quyết thấu đáo của TP.Hội An.

Nuôi cá ngoài quy hoạch ở TP.Hội An: Cần giải pháp phù hợp
Ông Lê Tấn Long chăm sóc cá nuôi trong lồng bè. Ảnh: QUANG VIỆT

Mật độ dày đặc

Đứng ở cầu Phước Trạch (phường Cửa Đại, TP.Hội An) có thể thấy các lồng bè nuôi cá trên sông Cổ Cò dày đặc. Quá nhiều hộ dân ồ ạt đầu tư tự phát nuôi cá khiến chính quyền địa phương lúng túng. Ông Lê Công Sỹ - Chủ tịch UBND phường Cửa Đại cho biết, có đến hơn 150 hộ dân đầu tư khoảng 1.500 lồng bè để nuôi các loại cá chẽm, cá dìa, cá điêu hồng, cá nâu. “Rất khó kiểm soát khi người dân lén lút đầu tư vào ban đêm, vào ngày nghỉ, ngày lễ. Đội ngũ cán bộ phụ trách của UBND phường Cửa Đại không nhiều, không thể túc trực ngày đêm trên sông để giải quyết, quản lý vấn đề này” - ông Sỹ nói.

Ông Lê Tấn Long (khối phố Phước Trạch, phường Cửa Đại) đầu tư 15 lồng bè nuôi các loại cá nâu và cá dìa từ năm 2018 đến nay. Ở mỗi lồng cá có thể tích nước chừng 125m3, ông Long thả nuôi 1.200 con cá nâu. Theo ông Long, cá nuôi phát triển rất tốt, tỷ lệ hao hụt dưới 25%. Sau 6 tháng nuôi, ông Long thu hoạch, cứ trung bình 4 con cá nâu được 1kg, bán cá với giá 350 nghìn đồng/kg. Tương tự, cá dìa được nuôi với mật độ 1.000 con/lồng. Cá phát triển tốt, hao hụt chỉ 30%. Cá đạt trọng lượng trung bình 4 con/kg, bán với giá 200 nghìn đồng/kg. “Nuôi cá trong lồng bè thu được giá trị kinh tế rất cao. Chúng tôi nuôi 2 vụ/năm, lãi hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ. Môi trường nước trên sông Cổ Cò rất đảm bảo nên cá sinh trưởng nhanh” - ông Long nói. Cũng ở khối phố Phước Trạch, hộ ông Lê Văn Tĩnh đầu tư 70 lồng bè nuôi các loại cá điêu hồng, cá chẽm, cá dìa, cá nâu, thu lãi hàng tỷ đồng sau mỗi năm đầu tư 2 vụ nuôi. Theo ông Tĩnh, chính quyền địa phương có nhắc nhở phải xin phép UBND TP.Hội An mới được nuôi cá nhưng gia đình chưa thực hiện.

Nhiều hộ dân ở phường Cẩm An cũng đang đầu tư hàng trăm lồng bè để nuôi cá trên sông Cổ Cò đoạn chảy qua địa bàn. Ông Lê Tấn Việt - Chủ tịch UBND phường Cẩm An cho biết, có hơn 50 hộ dân tự phát đầu tư nuôi cá trong lồng bè mà không hề được UBND TP.Hội An cấp phép. Lượng thức ăn rất lớn dùng cho nuôi cá hàng ngày xả xuống sông dễ gây ô nhiễm môi trường. “Sông Cổ Cò chưa được khơi thông, bế tắc dòng chảy nên với lượng thức ăn thừa trong nuôi cá xả xuống càng nhiều sẽ khiến cho môi trường nước càng ô nhiễm hơn. Chúng tôi đang tìm giải pháp để chấn chỉnh việc này nhưng dự lường không dễ” - ông Việt nói.

Không thể mạnh tay

Ông Nguyễn Thế Hùng - Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, nuôi cá trong lồng bè không hề có trong quy hoạch phát triển thủy sản của địa phương. Tuy nhiên, do thấy lợi thế về nguồn nước nên các hộ dân đã tự phát đầu tư nuôi cá trái phép. Thấy hộ dân này nuôi cá thành công, thu lợi lớn thì hộ dân khác cũng học hỏi đầu tư nuôi cá. Theo ông Hùng, đến nay, trên địa bàn đã có hơn 2.000 lồng bè nuôi cá trái phép nhưng UBND TP.Hội An chưa thể áp dụng biện pháp mạnh. Cái khó lớn nhất là sông Cổ Cò đang được xúc tiến khơi thông dòng chảy nên UBND tỉnh không cho phép nuôi cá trong lồng bè. Thế nhưng không thể bắt buộc các nông hộ dỡ bỏ lồng bè nuôi cá, trả lại nguyên hiện trạng trên sông Cổ Cò như trước đây trong ngày một ngày hai vì họ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi cá. Theo ông Hùng, nuôi cá trong lồng bè trái phép gây nhiều hệ lụy như ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan, giao thông đường thủy. Hội An là thành phố du lịch, việc xả thải bừa bãi khi nuôi cá lồng bè ít nhiều đã gây nên hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè, du khách. Chính quyền cơ sở đã quản lý kém dẫn đến thực trạng không mong muốn là nuôi cá trong lồng bè hàng loạt, tự phát.

Ông Nguyễn Thế Hùng cũng cho biết, TP.Hội An đã thành lập tổ công tác để khảo sát, đánh giá toàn diện nuôi cá tự phát trong lồng bè ở sông Cổ Cò. Sau đó, sẽ xin ý kiến của Thành ủy Hội An về quy hoạch vùng nuôi cá trong lồng bè trên địa bàn. Sau cùng sẽ họp dân, thông báo chủ trương rồi tùy theo tình hình mà có giải pháp căn cơ, phù hợp. “Việc này rất khó, phải dò tìm từng bước. Trước mắt, UBND TP.Hội An đã có công văn yêu cầu các xã, phường trên địa bàn quản lý chặt hiện trạng, không cho các hộ dân tự ý đầu tư nuôi cá trong lồng bè. Nuôi cá trong lồng bè còn được người dân đầu tư tiếp ở địa phương nào thì chính quyền nơi đó sẽ bị kiểm điểm, xử lý” - ông Hùng cho biết.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, từ trước đến nay, quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh không hề có chỗ cho nuôi cá trong lồng bè ở các sông trên địa bàn TP.Hội An. Mới đây, UBND TP.Hội An đã đề xuất UBND tỉnh quy hoạch vùng nuôi cá trong lồng bè tập trung tại một số địa điểm không ảnh hưởng đến dòng chảy, cảnh quan, môi trường, đặc biệt là phát triển du lịch. Trên mỗi héc ta mặt nước chỉ nên bố trí 1 lồng bè nuôi cá nên trên địa bàn TP.Hội An chỉ có thể bố trí tối đa 500 lồng bè nếu UBND tỉnh đồng ý đưa vào quy hoạch. TP.Hội An phải vào cuộc quyết liệt hơn để chấn chỉnh tình trạng nuôi cá trong lồng bè ồ ạt, tự phát. Trong thời gian đến, thời tiết sẽ có biến động mạnh do nắng nóng, lũ lụt nên với mật độ nuôi cá dày đặc như hiện nay dễ có diễn biến dịch bệnh, UBND TP.Hội An và người dân cần chủ động phòng tránh bằng các giải pháp thiết thực.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 15/03/2019
Việt Nguyễn
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:18 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 09:18 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:18 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:18 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:18 27/11/2024
Some text some message..