Nuôi cá rô phi đơn tính siêu thâm canh bằng công nghệ biofloc

Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Điện Biên triển khai Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá rô phi đơn tính siêu thâm canh bằng công nghệ Biofloc” trong 2 vụ sản xuất năm 2020 - 2021, diện tích ao nuôi là 2.200m2, mật độ 7con/m2.

thu hoạch cá rô phi
Thu hoạch cá rô phi.

Toàn bộ dự án được vận hành hệ thống theo quy trình công nghệ biofloc có sử dụng hệ thống sục khí kết hợp với máy quạt nước sử dụng động cơ điện. Hệ thống thổi khí đáy được bố trí hai máy chéo góc ao, đảm bảo trộn đều nước từ tầng đáy lên tầng mặt và tạo dòng nước chảy trong ao khi vận hành. Định kỳ hàng tuần tiến hành lấy mẫu nước để kiểm tra độ pH, nhiệt độ, oxy và theo dõi tình hình dịch bệnh của cá nuôi. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra định kỳ tốc độ phát triển của cá 1 lần/tháng, điều chỉnh lượng thức ăn nuôi cá phù hợp tránh bị ô nhiễm môi trường nước.

Qua 2 vụ sản xuất cho thấy, cá rô phi nuôi bằng công nghệ biofloc có tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện và giảm được các yếu tố gây ô nhiễm môi trường; tỷ lệ cá sống gần 90%. Sản lượng cá rô phi thương phẩm cung cấp ra thị trường 21,52 tấn. Hạch toán kinh tế thu lãi gần 64 triệu đồng. Phương thức nuôi cá này còn đảm bảo tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và giảm sự ảnh hưởng của những diễn biến thời tiết cực đoan. Không những thế, thông qua dự án còn hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật, gồm: quy trình thiết kế ao, lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị sục khí ao nuôi cá rô phi đơn tính siêu thâm canh bằng công nghệ biofloc; quy trình ủ men vi sinh và quy trình biofloc trong ao cá rô phi siêu thâm canh bằng công nghệ biofloc; quy trình chăm sóc và phòng bệnh trong nuôi trồng nuôi cá rô phi siêu thâm canh bằng công nghệ biofloc.

Mô hình ứng dụng công nghệ biofloc cho năng suất cao hơn nhiều lần so với phương pháp nuôi truyền thống. Không chỉ nâng cao chất lượng cá thương phẩm trên thị trường, các mô hình này còn giảm được nhiều rủi ro từ dịch bệnh gây ra. Vì vậy cần mở rộng các mô hình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới theo hướng thâm canh không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân mà còn góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản.

TTKN Quốc Gia
Đăng ngày 24/06/2022
Hoàng Khắc Tâm
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 17:47 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 17:47 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 17:47 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 17:47 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 17:47 18/11/2024
Some text some message..