Nuôi cá rô phi mùa lạnh bằng chiết xuất keo ong

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, bổ sung keo ong theo tỷ lệ 4g/kg vào khẩu phần ăn của cá sẽ giúp cá đạt lệ sống tốt nhất. Cả tăng trọng (WG) và tỷ lệ tăng trọng riêng (SGW) của cá đều được cải thiện cùng lúc khi lượng chiết xuất keo ong được bổ sung vào thức ăn tăng lên.

Nuôi cá rô phi mùa lạnh bằng chiết xuất keo ong
Cá rô phi
Tiếp cận dinh dưỡng

Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học và Thủy sản quốc gia (NIOF), Đại học Benha, Đại học Cairo tại Ai Cập cùng Đại học Arizona tại Mỹ đã khám phá cách sử dụng chiết xuất keo ong trong thức ăn của cá rô phi sông Nile sống trong điều kiện môi trường lạnh. Mục tiêu, xác nhận mức độ sử dụng chiết xuất keo ong để có thể giảm thiểu sốc nhiệt về mùa đông bằng cách cải thiện dinh dưỡng, chỉ số huyết học, chỉ số sinh hóa máu và biểu hiện gen chọn lọc chỉ thị (Δ 9D) và tỷ lệ sống của cá rô phi non. 

Chiết xuất keo ong cũng đã cải thiện tỷ lệ biến đổi thức ăn và tạo những thay đổi tích cực về chỉ số hemoglobin, số lượng tế bào hồng cầu, hematocrit, triglyceride, potassium và cholestreol khi tăng hàm lượng bổ sung chiết xuất keo ong trong thức ăn. Tuy nhiên, chỉ số men gan (aspartate aminotransferase), enzyme nội bào lactate dehydrogenase, enzyme alkaline phosphatase, cortisol huyết thanh và glucose đã giảm khi tăng chiết xuất keo ong trong khẩu phần ăn. Biểu hiện của gen Δ 9D cũng được nâng cấp suốt giai đoạn cá rô phi sống trong điều kiện lạnh khi tăng lượng keo ong trong thức ăn.

Thách thức khi nuôi cá mùa lạnh

Cá bỏ ăn khi nhiệt độ hạ xuống dưới 200C, từ đó hiệu suất tăng trưởng cũng bị tác động theo. Những nhà nghiên cứu cho biết, các loại cá rô phi sông Nile có xuất xứ nhiệt đới, hoặc cận nhiệt đới không thể phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ dưới 160C và sẽ chết sau vài ngày dưới 100C. Do đó, tìm ra biện pháp giữ ấm cho cá giống suốt giai đoạn mùa lạnh để đến khi chuyển sang ao nuôi tăng trưởng,cá vẫn phát triển tốt và đạt cỡ thương phẩm vào cuối mùa hè là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Tại sao cần bổ sung keo ong?

Có rất ít thông tin và công nghệ hỗ trợ nuôi cá rô phi ở vùng cận nhiệt đới - nơi nhiệt độ nước luôn biến đổi bất thường. Thức ăn và các phụ gia thức ăn là một cách để quản lý mức độ sốc nhiệt của cá suốt giai đoạn mùa lạnh. Các phương pháp trước đây đã được thực hiện để hỗ trợ cá rô phi sông Nile sinh trưởng tốt trong mùa lạnh như đào ao sâu hơn và sử dụng công nghệ biofloc; tuy nhiên, rất ít nghiên cứu về cách giữ ấm cho cá bằng dinh dưỡng.

Các loài cá khác, như cá tráp đã phản ứng tích cực trước những khẩu phần ăn năng lượng cao trước khi bước sang mùa đông lạnh giá. Còn cá giò lại tăng trưởng tốt và trao đổi chất hiệu quả hơn suốt mùa lạnh khi được cho ăn bổ sung axit béo không bão hòa đa. Cá tráp đã cải thiện tình trạng miễn dịch suốt mùa đông khi được cho ăn bổ sung Vitamin C, Vitamin E, Choline, Inositol, khoáng chất, hàm lượng cao hơn các loại axit béo không bão hòa và phospholipid.

Các sản phẩm từ tổ ong được coi là một chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu, chi phí khá hợp lý lại ít tác động lên môi trường; trong đó, keo ong cung cấp hơn 200 hoạt chất mang hoạt tính sinh học. Keo ong chống lại các vi khuẩn, virus gram âm, nấm mốc, ký sinh trùng, tác nhân ôxy hóa, viêm nhiễm và hoạt động như một chất điều chỉnh miễn dịch. Keo ong cũng đã được sử dụng để cải thiện hiệu suất tăng trưởng của cá rô phi sông Nile khi được bổ sung theo liều lượng 10 g/kg và ở cá hồi vân theo tỷ lệ 2 g và 4 g/kg. Tuy nhiên, tỷ lệ bổ sung keo ong tối ưu nhất là 4 g/kg bởi các kết quả thử nghiệm cho thấy tỷ lệ này giúp cá đạt các chỉ số tăng trưởng và tỷ lệ sống tối đa.

Thủy sản Việt Nam
Đăng ngày 27/09/2019
Dũng Nguyên
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:07 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:07 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:07 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:07 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:07 29/03/2024