Nuôi cá ruộng mùa lũ, chả cần cho ăn, lời hàng chục triệu đồng

Những ngày giáp Tết, nông dân huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) tất bật với việc thu hoạch cá nuôi trên ruộng mùa lũ. Năm nay nước lũ về nhiều, cá ruộng nuôi mau lớn, giúp nhà nông lời hàng chục triệu đồng từ vụ cá nuôi tự nhiên trên ruộng.

Nuôi cá ruộng mùa lũ, chả cần cho ăn, lời hàng chục triệu đồng
Nuôi cá ruộng giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất vào mùa vụ tới (Ảnh: Ngọc Quyên).

Bỏ lúa vụ 3, nuôi cá ruộng chả cần cho ăn

Từ sáng sớm, gia đình ông Võ Hoàng Sương (ngụ ấp Hòa Mỹ, xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng) đã thu hoạch hơn 6 tấn cá mè, cá chép trên 7ha ruộng của gia đình. Mỗi mẻ lưới, ông Sương thu được 1,5 tấn cá mè, cá chép. Hiện cá chép bán ngay tại ruộng có giá 16.000 đồng/kg, cá mè 7.000 đồng/kg, gia đình ông Sương thu lãi trên 60 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

nuôi cá, nuôi cá trên ruộng lúa, mô hình cá lúa, mô hình nuôi cá

Nông dân tất bật thu hoạch vụ cá ruộng ngày giáp Tết (Ảnh: Ngọc Quyên).

Theo ông Sương, nuôi cá ruộng mùa lũ chỉ tốn tiền con giống, lưới thì mua một lần xài 2-3 vụ, chả phải cho ăn bởi tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trên ruộng như lúa chét, rơm rạ, rong...nên chỉ phụ thuộc con nước. Năm 2017 là năm thứ 5 gia đình ông Sương nuôi cá ruộng mùa lũ.

“Tháng 6 mần lúa hè thu xong thì bửa đập đón nước lũ vô. Cá giống mua về vèo dưới kênh chừng 20 ngày thì thả ra ruộng. Từ đó cho đến khi thu hoạch chả cần mua thức ăn cho cá, chỉ cần thăm chừng, chỗ nào lưới rào quanh ruộng bị chuột cắn hay hỏng chân thì ém lại. Cá nuôi chừng 3-4 tháng thì được thu hoạch” - ông Sương nói.

nuôi cá, nuôi cá trên ruộng lúa, mô hình cá lúa, mô hình nuôi cá

Nuôi cá ruộng không tốn tiền thức ăn chỉ phụ thuộc vào con nước (Ảnh: Ngọc Quyên).

Mùa lũ năm 2017, xã Hòa Lợi có khoảng 50 hộ nuôi 105ha cá ruông mùa lũ, chủ yếu tập trung ở các ấp Hòa A, Hòa B, Hòa Bình, Hòa Hiệp trên nền đất thấp, lung, bàu. Năm nay sản lượng cá ruộng nuôi mùa lũ tăng lên nhiều. Nếu mọi năm cá ruộng nuôi chỉ khoảng 300kg/ha thì năm nay đạt 1-1,5 tấn/ha tùy khu vực nuôi.

Anh Nguyễn Văn Giữ (ngụ ấp Hòa A, xã Hòa Lợi) vừa thu hoạch cá nuôi trên 10 công (gần 1,300m2) ruộng, lãi 6 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí. Anh Giữ cho biết: “Ở đây là vùng đất thấp nên làm lúa vụ 3 không năm nào có lãi, trong khi nuôi cá mùa lũ lại hiệu quả”.

Lũ lớn, nông dân trúng mùa cá ruộng

Ông Nguyễn Văn Buôl, một thương lái thu mua cá tại huyện Giồng Riềng, cho biết: “Năm nay thấy bà con nuôi cá ruộng mau lớn hơn mọi năm. Mấy ruộng năm trước thất nhưng năm nay kéo mỗi lưới 1-2 tấn cá, có hộ nuôi thu về hơn chục tấn cá ruộng. Cá mè, cá chép nuôi tự nhiên trên ruộng thịt ngọt nên được thị trường ưa chuộng. Cá mè thu mua xong sẽ được tiêu thụ ở An Giang, Đồng Tháp, còn cá chép thì tiêu thụ ở thị trường TP.Hồ Chí Minh”.

nuôi cá, nuôi cá trên ruộng lúa, mô hình cá lúa, mô hình nuôi cá

Gia đình anh Trương Văn Út Em, ngụ ấp Hòa A, xã Hòa Lợi (Giồng Riềng) thu hoạch cá trên ruộng mùa lũ (Ảnh: Ngọc Quyên).

Mùa lũ năm 2017, gia đình anh Trương Văn Út Em (ngụ ấp Hòa Hiệp, xã Hòa Lợi) không sạ lúa vụ 3 mà sử dụng hơn 2ha đất ruộng để nuôi cá mùa lũ. Cuối vụ, anh Út Em thu lãi 11 triệu đồng sau khi thu hoạch được hơn 1,5 tấn cá chép, cá mè thương phẩm.

Anh Út Em cho biết: “Năm nay nước lớn nên cá ruộng nuôi mau lớn hơn mọi năm. Mô hình này được tôi duy trì hiệu quả 5 năm qua, giúp gia đình có thu nhập mỗi khi lũ rút và đủ chi phí cho việc gieo sạ vụ lúa đông xuân. Từ hồi nuôi cá ruộng mùa lũ, thấy lúa đông xuân năm nào cũng ít sâu bệnh, nhẹ chi phí và trúng hơn”.

nuôi cá, nuôi cá trên ruộng lúa, mô hình cá lúa, mô hình nuôi cáNông dân bội thu vụ cá ruộng ngày giáp Tết (Ảnh: Ngọc Quyên).

Theo ông Nguyễn Văn Thình - Phó Chủ tịch UBND Hòa Lợi, nuôi cá ruộng vào mùa lũ có ở xã từ năm 1999 đến nay. Riêng mùa lũ 2017, toàn xã nuôi cá ruộng được 105ha, năng suất đạt từ 1-1,5 tấn/ha cá thương phẩm, cho lợi nhuận bình quân 8 triệu đồng/ha.

“Việc hạn chế sản xuất lúa vụ 3 để chuyển sang nuôi cá ruộng mùa lũ nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích đã được Đảng ủy xã đưa vào nghị quyết hàng năm để vận động người dân thực hiện. Việc mở đồng đón lũ để lấy phù sa có tác dụng nhấn chìm, tiêu diệt nhiều loại ký sinh có hại, chuột...tạo điều kiện cho đất tiếp nhận phù sa, người nông dân giảm được chi phí sản xuất vào mùa vụ tới” - ông Thình thông tin thêm.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Giồng Riềng, mùa lũ năm 2017, người dân địa phương không sản xuất lúa vụ 3 và thả nuôi cá trên 1.300ha cá ruộng, tập trung ở các xã Hòa Lợi, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Thạnh Phước, Ngọc Thuận... sản lượng ước đạt gần 1.200 tấn cá.

Đăng ngày 04/01/2018
CHÚC LY - NGỌC QUYÊN (Dân Việt)
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 23:47 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:47 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 23:47 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:47 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 23:47 05/11/2024
Some text some message..