Nuôi cá sấu cho lợi ích kinh tế cao

Anh Nguyễn Khoa Nam (ngụ tại tổ 3, ấp Tân Trung, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đang nuôi 200 con cá sấu (giống Crocodylus Siamensis) khoe rằng loài cá này dễ nuôi, cho lợi ích kinh tế cao.

cá sấu nuôi
Cá sấu nuôi tại nhà anh Nam.

Anh Nam cho biết, nuôi cá sấu quan trọng nhất ở khâu làm chuồng. Chuồng nuôi phải đào hầm với độ sâu vừa phải để trữ nước cho cá sấu tắm, chừa khoảng sân trống để cá sấu ăn và phơi nắng. Dưới nền và xung quanh vòng rào phải láng xi măng hoặc lót gạch để bảo đảm vệ sinh. Tuỳ theo số lượng cá sấu thả nuôi mà xây chuồng với diện tích phù hợp, thường là không quá 100 con/100m².

Cá sấu kỵ gió và không khí lạnh, nên vòng rào được xây kiến cố bằng gạch, tô hồ, có độ cao cách nền khoảng 1,2m, lắp thêm lưới kẽm B40 cao 1m, kể cả nóc để tránh các vật nuôi khác vào chuồng. Cá sấu có thể dủi đất thoát ra ngoài, nên móng vòng rào cần âm sâu khoảng 0,5m. Giữa ao tắm và sân chuồng nên xây có độ thoải để cá sấu lên xuống tránh gây trầy xước, làm nhiễm trùng hoặc mất giá trị thương phẩm da. Sẽ tốt hơn nếu trồng cây có tán lá thấp để tạo bóng râm cho cá sấu nằm, nhưng không được phủ kín hết ánh nắng mặt trời trong sân chuồng.

Theo anh Nam, hiện nay con giống nặng 200g (1 tuần tuổi) có giá khoảng 550.000 đồng/con. Để giảm bớt chi phí, anh Nam thường đi giăng lưới tìm thức ăn cho cá sấu, khi không giăng lưới được thì mua cá rô phi cho cá sấu ăn.

Cá nuôi được 15 tháng tuổi là có thể xuất chuồng, đạt trọng lượng từ 11 - 13kg/con. Vốn đầu tư khoảng 1 triệu đồng/con, với giá bán dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg, trung bình mỗi lần xuất chuồng anh Nam kiếm lãi gấp đôi tiền vốn bỏ ra. Lần xuất chuồng trước, gia đình anh Nam kiếm lãi gần 200 triệu đồng từ việc nuôi cá sấu.

Anh nói: “Tôi nuôi cá sấu đã 6 năm nay mà chưa thấy dịch bệnh gì, đầu ra có hai nguồn là xuất đi nước ngoài và bán trong nội địa. Những đợt hàng xuất đi chậm giá bán có giảm xuống- còn khoảng 150.000 đồng/kg, nhưng người nuôi vẫn có lời. Thương lái sẽ vào tận nơi để thu mua. Các thủ tục nuôi, xuất phía Kiểm lâm hết lòng hỗ trợ. Tính ra, nuôi cá sấu ngon ăn hơn nuôi cá trê và cá lóc bông”.

Ông Nguyễn Phi Hùng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành cũng quan tâm đến mô hình chăn nuôi này: “Đúng là cá sấu rất dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, thời gian xuất chuồng ngắn, lại cho lãi cao. Tuy nhiên, giá bán vẫn còn phụ thuộc vào các thương lái”.

Báo Tây Ninh, 11/01/2016
Đăng ngày 13/01/2016
Minh Quốc
Nuôi trồng

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 10:11 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 09:53 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 14:01 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 14:01 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 14:01 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 14:01 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 14:01 19/12/2024
Some text some message..