Nuôi cá sặc rằn phá thế độc canh cây lúa

Châu Hưng A là một trong những xã nghèo của huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) chuyên SX lúa. Để phá thế độc canh cây lúa đưa nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, Sở KH-CN Bạc Liêu đã phối họp với Trường ĐH Cần Thơ xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn ở một số ấp trong xã.

nuôi cá sặc
Mô hình nuôi cá sặc rằn hiệu quả kinh tế cao

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân trong huyện Vĩnh Lợi ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao.

Chính quyền địa phương cho biết, xã chủ yếu SX nông nghiệp, nhiều hộ dân còn nghèo. Nông dân đã đi tìm nhiều mô hình SX mới với áp dụng thực hiện như nuôi tôm, trồng cây ăn trái… nhưng không hiệu quả.

Trước những bức xúc đó, đầu năm 2012, Sở KH-CN, Trường ĐH Cần Thơ đã hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn. Khi tham gia mô hình này, bà con nông dân được các kỹ sư hướng dẫn toàn bộ quy trình từ việc cải tạo ao đầm, cách chọn cá giống bố mẹ, cách ép đẻ, chăm sóc cá bột, cá giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm.

Khi đưa vào thử nghiệm, ngành chức năng đã chọn 10 hộ dân ở 5 ấp Trà Ban I, Hà Đức, Nhà Dài A, Nhà Dài B và ấp Thạnh Long. Anh Đoàn Văn Dũng, cán bộ nông nghiệp xã Châu Hưng A cho biết: “Sau khi được đầu tư mô hình nuôi cá sặc rằn, xã đã tiến hành chọn các hộ có đủ điều kiện về đất đai, ao đầm và khả năng đầu tư. Vì dự án chỉ đầu tư 50%, còn lại các hộ phải tự bỏ ra. Vì thế, cần phải chọn những hộ có tiềm lực. Nếu mô hình hiệu quả sẽ được tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới”.

Là hộ đầu tiên được chọn làm điểm để triển khai trình diễn mô hình nuôi cá sặc rằn, anh Nguyễn Văn Tiến, ấp Thạnh Long, xã Châu Hưng A nói: “Khi tham gia tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách cải tạo ao và chọn cá bố mẹ cho đẻ, cách chăm sóc cá bột, cá giống...

Mỗi hộ chỉ được đầu tư hơn 16 triệu đồng để nuôi một ao cá. Nhận thấy đây là mô hình mới nên tôi đã quyết định bỏ tiền ra cải tạo thêm một ao nữa để nuôi. Hiện cá sặc rằn phát triển rất tốt, khoảng 20 con/kg. Với giá cao như hiện nay, khi thu hoạch lời là chắc”.

Cũng như các hộ khác, ông Nguyễn Hòa Quân ngụ cùng địa phương được hướng dẫn cả quy trình kỹ thuật nuôi cá sặc rằn. Ông Quân cho biết, ông thả nuôi 16.000 con giống nuôi với một ao với diện tích 800 m2. Nhờ chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật nên cá phát triển rất tốt và đều. Hiện nuôi được 5 tháng, trọng lượng đạt khoảng 20 con/kg.

Ông Quân chia sẻ: “Khi nuôi tôi chỉ cần chịu khó bỏ công chăm sóc, cho cá ăn ngày 4 lần. Chỉ sau khoảng 2 tháng là thu hoạch. Dự tính tôi thu hoạch ao cá này được 2 tấn, trọng lượng 10 con/kg và bán với giá 50.000 đ/kg. Thu được 100 triệu đồng trừ chi phí dự án và gia đình đầu tư còn lãi khoảng 50 triệu”.

Mô hình nuôi cá sặc rằn đã mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân nơi đây. Đây là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế có thể nhân rộng để phá thế độc canh cây lúa tăng thêm nguồn thu nhập.

Theo ngành nông nghiệp địa phương, các đơn vị có liên quan đang tính việc liên kết với doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bởi vì có như thế, mô hình mới tồn tại lâu dài và SX bền vững.

Báo Nông nghiệp VN, 23/10/2013
Đăng ngày 26/10/2013
Minh Đạt

Rối loạn cân bằng cho chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 10:08 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 25/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 08:00 25/06/2024

Xác định hoạt lực của vi sinh

Trong nuôi trồng thủy sản, xác định và tối ưu hóa hoạt lực của vi sinh là rất quan trọng để duy trì môi trường sống lành mạnh cho các loài thủy sản.

Tôm thẻ
• 11:20 24/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 12:27 26/06/2024

Rối loạn cân bằng cho chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 12:27 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 12:27 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 12:27 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:27 26/06/2024
Some text some message..