Nuôi cá tầm giống châu Âu trên dãy Hoàng Liên Sơn nhìn phát mê

Trại cá tầm nuôi theo chuỗi khép kín sạch tuyệt đối, nằm ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn (Lào Cai) chuyên nuôi các giống cá tầm Nga, Siberia và Sterlet lấy trứng và thịt.

cá tầm
Trại cá tầm nuôi theo chuẩn khép kín là tâm huyết của cựu Viện trường Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. Ảnh NNVN

Trại cá tầm của Tiến sỹ Lê Thanh Lựu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, được xây dựng từ năm 2012 tại xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn (Lào Cai), nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Sở dĩ ông Lựu chọn địa điểm này bởi có suối Nậm Xé chạy qua, nằm trong núi nên không có dân cư sinh sống, đảm bảo được nguồn nước nuôi cá vừa sạch vừa ổn định.

tiến sĩ
Tiến sĩ Lê Thanh Hựu. Ảnh NNVN

Nước suối mát lạnh từ rừng nguyên sinh được dẫn chảy vào bể lắng lọc, hệ thống này sẽ làm sạch sơ bộ cho nguồn nước nuôi cá, loại bỏ rác và tạp chất, sau đó nước được đưa vào các bể nuôi. Cá tầm là loài ưa nước lạnh, sạch và có dòng chảy nên nước được bố trí vào, ra bể liên tục. Các bể nuôi của ông Lê Thanh Lựu có diện tích khoảng 100 m2 mặt nước, sâu khoảng 1 m. Với 100 m3 này ông bố trí nuôi khoảng 2,5 tấn cá/bể.

cá tầm
Bể cá tầm. Ảnh NNVN

Tiến sỹ Lê Thanh Lựu cho biết, năm 2012 ông cùng một số người bạn tìm hiểu và bắt đầu xây dựng trại cá tầm này với vốn đầu tư ban đầu vào khoảng 3 tỷ đồng. Đến nay, trại cá sắp tròn 10 năm tuổi và hoạt động rất hiệu quả, trơn tru, phần vì ông Lựu là chuyên gia hàng đầu về loài cá này, phần vì điều kiện tự nhiên tại xã Nậm Xé rất phù hợp để nuôi cá tầm.

Điểm đặc biệt của trại cá này là họ tự làm giống bằng nguồn trứng mua từ Nga và Hung ga ri. "Chúng tôi nhập trứng cá từ Nga, Hung ga ri về rồi tự cho ấp, ương cá bột, làm cá giống để nuôi và bán cho bà con nuôi cá tầm trong vùng", tiến sỹ Lê Thanh Lựu chia sẻ. Hiện nay, tại trại cá của ông Lựu có 3 giống là Nga, Siberia và Sterlet, trong đó cá tầm Nga và Siberia nuôi lấy thịt còn giống Sterlet nuôi lấy trứng. Thời gian tới khi những lứa cá tầm Nga và Siberia đủ độ tuổi sinh sản, tiến sỹ Lựu sẽ chuyển hướng nuôi lấy trứng đồng thời cho sinh sản nhân tạo các giống cá này.

 trứng cá tầm
Tiến sĩ Lê Thanh Hựu thu trứng cá tầm. Ảnh NNVN

Theo tiến sỹ Lê Thanh Lựu, cá tầm Sterlet được ông nuôi lấy trứng từ đầu vì giống này vừa nhanh cho trứng, vừa có giá trị trứng cao. Cụ thể, những con cá Sterlet chỉ sau 3 năm là xuất hiện buồng trứng và đến năm thứ 4 là có thể cho thu trứng, trong khi đó cá tầm Nga hay Siberia phải mất 6-8 năm mới cho thu hoạch trứng. Trong ảnh là ông Lựu (trái) và đồng nghiệp là ông Vượng (phải) đang dùng kỹ thuật để thăm trứng trên cá tầm Sterlet.

Những con cá tầm Sterlet sau 4 năm bắt đầu cho thu trứng và trung bình mỗi năm có thể thu 1 lần. Cá tầm Sterlet là loài cỡ nhỏ nên trọng lượng cá trứng chỉ vào khoảng 2-5 kg và tỷ lệ trứng trung bình vào khoảng 15-20% trọng lượng cơ thể cá. Trong ảnh là con cá tầm Sterlet 8 năm tuổi, nặng 2,5 kg với 0,6 kg trứng.

trứng cá tầm
Buồng trứng cá tầm. Ảnh NNVN

Giá bán trứng cá tầm Sterlet tại trại hiện nay vào khoảng 18 triệu đồng/kg, khi đến các nhà hàng, mức giá này còn tăng lên nhiều. Đây là loại thực phẩm cao cấp, thường có mặt trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp. Điều đặc biệt mà ông Lựu cùng đồng nghiệp ở trại cá này làm được có thể thu trứng mà không làm chết cá, chất lượng trứng vẫn tươi ngon như trứng mổ cá.

trứng cá tầm
Trứng cá tầm được biết đến với giá siêu đắt đỏ. Ảnh NNVN

Ngoài cá Sterlet nuôi lấy trứng, ở đây còn có lượng cá thịt rất lớn chất lượng rất cao đảm bảo an toàn sinh học gồm 2 loài cá tầm Nga và cá tầm Siberia. Trong đó, cá tầm Nga có tốc độ lớn chậm hơn nhưng chất lượng thịt cao hơn còn cá tầm Siberia lại lớn nhanh, sớm cho thu hoạch. Cụ thể, nếu cá tầm Siberia chỉ cần 18 tháng để đạt trọng lượng 2,5-3 kg thì cá tầm Nga cần đến 2 năm, đây là trọng lượng phù hợp để bán vì người tiêu dùng không muốn mua cá quá to. Tuy nhiên, trong trại cũng có 1 bể dành để nuôi những con cá làm giống bố mẹ sinh sản sau này, trọng lượng lên đến 13-14 kg.

Theo tiến sỹ Lê Thanh Lựu, hiện nay cá tầm thịt của trại thường được bán cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc các cửa hàng thực phẩm sạch. "So với cá tầm giống Trung Quốc hoặc nhập từ Trung Quốc, cá của chúng tôi có chất lượng và giá bán cao hơn nên thích hợp bán trực tiếp cho người tiêu dùng hơn", ông Lựu nói và cho biết thêm, cá thịt ở trại đang được bán với giá trung bình 200.000 đồng/kg.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 28/12/2021
Tùng Đinh - Văn Việt
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:50 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:50 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 22:50 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:50 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:50 14/01/2025
Some text some message..