Nuôi cá tầm trên cao nguyên đá Quản Bạ

Là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu và nguồn nước lạnh dồi dào để nuôi cá Tầm. Xã vùng cao Tùng Vài (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi cá Tầm, bước đầu có hiệu quả và được kỳ vọng mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho đồng bào dân tộc Bố Y nơi đây.

cá tầm
Nuôi cá lạ hình tàu ngầm trên cao nguyên đá Quản Bạ, Hà Giang

Ao nuôi cá Tầm của Tổ hợp tác nuôi cá nước lạnh dân tộc Bố Y được xây dựng bài bản theo kiểu phân cấp từ trên cao xuống thông qua đập nước và hệ thống ống dẫn nước để nguồn nước có thể lưu thông liên tục, đảm bảo cung cấp lượng oxi cần thiết cho cá. 

Anh Ngũ Chính Phú, hộ nuôi cá tại thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chia sẻ: “Ban đầu mô hình thả khoảng 3.000 con cá tầm giống, tỷ lệ sống là 80%, sau gần 2 năm nuôi đến khi đủ tiêu chuẩn xuất bán là 2 kg/con, giá bán từ 250,000 đồng/kg. 

Chúng tôi bán một số lượng cá tầm cho các nhà hàng trên địa bàn huyện và hướng tới phục vụ khách du lịch. Để cá tầm phát triển tốt thì bên cạnh nhiệm vụ hàng ngày cho cá ăn, cần loại bỏ rác thải tại khu vực nuôi, định kỳ từ 20 – 30 ngày vệ sinh ao nuôi sạch sẽ để cá không bị nhiễm khuẩn, nấm. Nếu cá tầm phát triển tốt thì trừ các chi phí sẽ cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm”.

Được biết, Tùng Vài là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu chênh lệch về nhiệt độ giữa mùa Đông và mùa Hè không cao như những nơi khác; có nhiều khu vực địa hình đồi núi dốc, chia cắt, tạo thành các vùng nước tĩnh với nguồn nước ổn định, rất thuận lợi để nuôi các loài cá ưa môi trường nước lạnh như cá tầm. 

Để xây dựng mô hình nuôi cá tầm phải mất kinh phí trên 790 triệu đồng, gồm xây dựng ao nuôi cá, bể thả cá giống, đập nước, con giống, máy bơm nước, thức ăn cho cá, hàng rào bảo vệ, lán trại, bể lọc, đường ống dẫn nước…Trong đó, nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng và người dân đóng góp thêm về cơ sở vật chất để hoàn thiện mô hình nuôi cá tầm.

Phó phòng Dân tộc huyện Quản Bạ Thào Mí Chứ, cho biết: “Mô hình nuôi cá tầm tại xã Tùng Vài được nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2025. Sau khi chính quyền địa phương xem xét đã hỗ trợ kinh phí cho 12 hộ dân tộc Bố Y tại thôn Bản Thăng xây dựng mô hình nuôi cá nước lạnh. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, mô hình nuôi cá tầm bước đầu cho thấy hiệu quả về kinh tế và có khả năng mở rộng quy mô phát triển”.

cá tầm
Mô hình nuôi cá Tầm tại thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang).

Bản Thăng là thôn biên giới của xã Tùng Vài (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang), với 6 dân tộc sinh sống, trong đó có 19 hộ dân tộc Bố Y. Toàn thôn có 141 hộ, số hộ nghèo chiếm 21% và hộ cận nghèo chiếm 28%.

Mặc dù thôn có nguồn nước tự nhiên, chảy quanh năm, thuận lợi cho việc nuôi cá nước lạnh, có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, người dân vẫn chưa biết phát huy hết lợi thế của địa phương, chỉ nuôi cá mang tính tự phát với diện tích ao nhỏ lẻ, manh mún, chưa trở thành hàng hóa, phần đa vẫn thả ruộng lúa theo kiểu truyền thống.

Do đó, mô hình nuôi cá tầm được xem là một hướng đi mới để từng bước chuyển từ chăn nuôi nhỏ, lẻ sang nuôi cá thâm canh, đưa nghề nuôi cá nước lạnh trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, mang lại thu nhập cao để cải thiện đời sống cho đồng bào nơi đây.

Báo Hà Giang
Đăng ngày 29/11/2021
Việt Tú
Nông thôn

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 22:23 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 22:23 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 22:23 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 22:23 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 22:23 13/05/2024