Nuôi cá tầm trong rừng

Ông Trần Văn Mạ (xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) là người tiên phong nuôi cá tầm giữa núi rừng Khe San, sau lứa đầu đã gần thu hồi đủ vốn đầu tư.

Cá tầm thích hợp nuôi ở các tỉnh trung du miền núi. Ảnh: agri.vn
Cá tầm thích hợp nuôi ở các tỉnh trung du miền núi. Ảnh: agri.vn

Cá tầm là loài cá nước ngọt, chủ yếu được nuôi ở nơi có khí hậu mát mẻ, nguồn nước có nhiệt độ thấp. Ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), một người đàn ông dân tộc thiểu số đã tiên phong nuôi cá tầm thành công, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Thăm mô hình nuôi cá tầmÔng Trần Văn Mạ dẫn phóng viên đến thăm mô hình nuôi cá tầm. Ảnh: Cường Vũ.

Từ đường quốc lộ vào khu nuôi cá trong rừng của ông Trần Văn Mạ (xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên) khoảng 5km nhưng đi lại rất vất vả vì đường hẹp, dốc và nhiều đá sỏi.  Được cán bộ xã dẫn đường, chúng tôi có chuyến hành trình băng suối, xuyên rừng với đủ các loại phương tiện từ ô tô cho đến xe máy, cuốc bộ để tới điểm nuôi giống cá nước lạnh đặc biệt này.

Đây là nơi ông Mạ mất khoảng một năm khảo sát, tìm kiếm vì có vị trí thuận lợi, cây cối bao bọc xung quanh giúp điều hòa không khí ở vùng núi rừng Khe San. Tại đây, người đàn ông dân tộc Sán Chỉ quyết định đào ao khởi nghiệp. Trên diện tích khoảng 7.000m2, 6 ao nước lớn hình thành theo mô hình bậc thang, mỗi ao rộng chừng 300m2, sâu hơn 1m. Trong đó, 5 ao được phủ bạt lót đáy nuôi cá, một ao để điều tiết nước. Số vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu đồng.

Đầu năm 2021, khoảng 6.700 con cá tầm giống dài hơn 10cm, có giá 25.000đ/con được nhập từ Sapa về thả vào ao. Tuy nhiên, việc nuôi loại cá này không hề dễ dàng. “Trước đây, tôi là thợ mộc đã hơn 20 năm, công việc vất vả mà không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày nên tôi quyết định chuyển sang nuôi cá tầm. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nên cá chết liên tục, tôi đã phải lên Bình Liêu học hỏi cách làm để về áp dụng cho mô hình”, ông Mạ nhớ lại.

Mô hình nuôi cá tầm của ông Mạ gồm 5 ao nuôi được phủ bạt và có hệ thống xử lý nước để cá phát triển. Ảnh: Cường Vũ.

Qua quá trình học tập, ông Mạ nhận thấy ao cá của mình tuy có nguồn nước tươi mát nhưng chưa có hệ thống nước ra vào hợp lý. Nước không được thay liên tục khiến ao nhanh ô nhiễm, thiếu oxy.

Để khắc phục, ông Mạ đặt hệ thống ống dẫn sát đáy để nước ra vào theo hình thác nước. Nước từ trên suối sẽ luân chuyển liên tục vào các ao nuôi như thác tự nhiên, làm tăng lượng oxy trong nước và đảm bảo nhiệt độ từ 18 đến 27 độ C. Tạp chất được lắng lại ở ao nằm ở vị trí thấp nhất rồi mới tháo ra ngoài.

Dù có hệ thống lấy nước từ suối tự động nhưng ông Mạ cũng phải ăn ngủ tại căn nhà tạm cạnh ao nuôi để kịp thời xử lý khi có sự cố. Theo ông Mạ, khi trời mưa lớn, nước có thể bị đục. Lúc đó, phải lên đầu nguồn kiểm tra, cần thiết thì đóng ống lấy nước, nếu không ao cá sẽ bị bẩn. Hay khi trời nắng, nhiệt độ nước lên cao vượt ngưỡng cho phép, cá sẽ chết. Vì vậy, phải điều chỉnh ống để nước ra vào hồ nhanh hơn, giảm nhiệt độ trong ao.

Thức ăn chủ yếu cho cá là cám, giúp cá lớn nhanh và hạn chế được dịch bệnh. Sau hơn một năm, cá đã đạt từ 2 đến 3kg/con, có thể xuất bán. "Lứa đầu tiên tôi xuất bán được 2 tấn cá, với giá hơn 200.000đ/kg, thu về hơn 400 triệu đồng, gần đủ số vốn đã bỏ ra”, ông Mạ phấn khởi.

Cá tầm đem lại lợi nhuận caoSau lứa đầu tiên, ông Mạ có thu nhập hơn 400 triệu đồng, xấp xỉ số vốn đầu tư ban đầu. Ảnh: Cường Vũ.

Hơn 1 năm nay, ngày cũng như đêm, ông Mạ một mình canh cá, cắm chốt tại trang trại, thi thoảng mới về nhà hoặc đón khách đến tham quan vì không tìm được nhân công có kinh nghiệm chăm sóc cá tầm.

"So với trồng rừng thì nuôi cá kinh tế hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa, mô hình này cũng giúp tôi kết nối nhiều ý tưởng làm du lịch đã ấp ủ bấy lâu, từ đó phát triển kinh tế tại địa phương, tạo việc làm cho người dân. Đó là lí do khiến tôi quyết tâm nuôi cá tầm ở xã vùng cao, cũng chính là nơi chôn rau cắt rốn này", ông Mạ chia sẻ. 

Thời gian gần đây, người tìm đến đặt mua cá ngày càng nhiều nhưng ông Mạ chưa bán hết do mùa đông là thời điểm cá phát triển ổn định nhất. Bên cạnh bán buôn, ông Mạ đã xây một nhà sàn làm địa điểm bán các món ăn từ cá tầm do chính mình nuôi, phục vụ du khách đến thác Khe San, một điểm tham quan, du lịch trải nghiệm mới đang được nhiều người tìm đến.

Bà La Thị Thủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phong Dụ cho biết: “Xã đánh giá cao mô hình nuôi cá tầm và tư duy mạnh dạn làm du lịch của anh Trần Văn Mạ. Hi vọng sự tiên phong, mạnh dạn này sẽ tạo những điểm nhấn giúp địa phương phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch”.

Sắp tới, ông Mạ dự định sẽ nhập thêm 4.000 con cá tầm giống, đào thêm ao ở gần nhà hàng cho khách trải nghiệm quy trình nuôi cá và tự tay bắt cá lên chế biến món ăn. Bên cạnh đó, ông Mạ sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm nuôi cá tầm cho bà con dân tộc tại Tiên Yên, từ đó mở rộng các mô hình nuôi giống cá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 10/11/2022
Nguyễn Thành
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Dân vạn chài xuyên đêm săn loại cá ‘nửa sông, nửa biển’

Vào độ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch, cá mòi lại ngược sông để sinh sản. Cư dân vạn chài các địa phương dọc sông Lam cho biết, năm nay, cá mòi ngược sông ít hơn nhưng bù lại thì béo hơn, to hơn, được giá hơn.

Cá mòi
• 14:21 20/03/2023

Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
• 11:59 08/06/2023

Bình Định: Nông dân tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư.

Nông dân
• 11:02 07/06/2023

Nên nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm bền vững?

Những năm qua, con tôm Việt Nam đã và đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu ra thế giới.

Ao nuôi
• 11:05 06/06/2023

Khó khăn mà ngành khai thác thủy sản Việt Nam đang đối mặt

Với địa hình phần lớn giáp biển, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực này gặp vô số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, thiếu nguồn lao động, phương tiện đánh bắt chưa đảm bảo,...

Khai thác thủy sản
• 10:09 05/06/2023

7 lợi ích cho sức khỏe của việc ăn cá không phải ai cũng biết

Ăn cá có nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường cơ bắp, giúp cải thiện thị lực cho đến trái tim khỏe mạnh… vì vậy nên ăn cá thường xuyên.

Cá hồi
• 12:50 09/06/2023

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Cá sấu
• 12:50 09/06/2023

Thu nhập khá với nghề nuôi cá nước ngọt trong lồng

Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi cá nước ngọt trong lồng trên hồ Định Bình, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định phát triển ngày càng mạnh.

Nuôi cá lồng
• 12:50 09/06/2023

Tìm kiếm đối tác kinh doanh trong ngành thức ăn chăn nuôi? Đăng ký Vietstock ngay!

Đối tác kinh doanh có thể giúp chia sẻ trách nhiệm, cung cấp những hiểu biết vô giá và hỗ trợ bạn trong suốt hành trình phát triển. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đối tác phù hợp nói dễ hơn làm, giữa thế giới rộng lớn ngoài kia, thật khó để tìm được người bạn đồng hành phù hợp. Hãy để VIETSTOCK là cầu nối giúp bạn!

Công nghệ mới
• 12:50 09/06/2023

Thông tin mới vụ ném thuốc trừ sâu xuống hồ nuôi tôm để trả thù tình địch

Nghi vợ cũ quan hệ với quản lý hồ tôm, bị can đã ném thuốc trừ sâu làm chết 11,3 tấn tôm trị giá hơn 1,6 tỷ đồng.

Ao tôm
• 12:50 09/06/2023