Nuôi cá tra: Sức khỏe và dịch bệnh

Bài viết được thực hiện bởi biên tập viên Bonnie Waycott (TheFishSite) cung cấp cách nhìn tổng quan về sức khỏe và dịch bệnh trong nuôi cá tra.

quản lý sức khỏe cá tra

Để gia tăng sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận, nuôi cá tra thâm canh ra đời, nhưng đi kèm theo đó là nguy cơ gia tăng bệnh và vấn đề gây ra bởi vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác. Một trong những trở ngại chính khi nuôi cá tra là bệnh, chính điều này làm tốn kém nhiều chi phí trong các lĩnh vực như phòng chống và điều trị.

Chỉ khi điều kiện nuôi tối ưu, cá tra có khả năng chống chịu dịch bệnh trong giai đoạn nuôi thương phẩm nhưng chất lượng nước bị suy giảm, xử lý hoặc tất cả nguồn nước có nhiệt độ thấp có thể làm tăng khả năng nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn.

Bệnh thường gặp bao gồm nhiễm ký sinh trùng đơn bào trên da hoặc mang cá và vi khuẩn xâm nhập khi môi trường bị stress. Giống như hầu hết loài cá không vảy khác, cá tra rất nhạy cảm với các sinh vật đơn bào ký sinh trùng Icthyopthirius multifilus.

Dịch bệnh xảy ra và gây chết cá tra ở quy mô lớn là rất hiếm, nhưng các bệnh sau đây đã được ghi nhận:

BNP (bệnh do vi khuẩn hình que gây hoại tử trên cá tra) – bệnh do Edwardsiella ictaluri, một loại vi khuẩn tồn tại trong nước khoảng 2 tuần và lên đến 3 đến 4 tháng trong bùn đáy ao. Cá giống và cá con có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, mặc dù tất cả các giai đoạn cá đều có thể bị ảnh hưởng.

Mật độ thả giống, các chất ô nhiễm, vấn đề sức khỏe và mật độ cao có thể gia tăng bệnh. Bệnh thường gây chết và tỷ lệ chết gia tăng rất nhanh.

Triệu chứng lâm sàng rõ nhất là cá có xu hướng bơi chậm ở bề mặt nước, cơ thể tím nhạt, các đốm trắng xuất hiện ở nội quan cá như gan, thận và lá lách.

Bệnh đốm đỏ - bệnh này do nhóm Aeromonas gây nhiễm khuẩn huyết, bệnh xảy ra ở cá giống và trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

Triệu chứng bao gồm bơi lội chậm, ruột rỗng, xuất huyết đầu, miệng và các vây, đốm đỏ có thể xuất hiện trong ruột.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm đỏ bùng phát là mật độ cao, các chất ô nhiễm môi trường và bùn hữu cơ trong ao cao. Bệnh đốm đỏ có nhiều khả năng xảy ra khi cá bị stress, ví như trong khi xử lý hoặc vận chuyển.

Bệnh ký sinh trùng được gây ra bởi Trichodina sppEpistylis spp. Các triệu chứng bao gồm bơi lội chậm và nổi trên bề mặt nước, mất phương hướng, tổn thương, thối vây, đốm trắng trên cơ thể và hô hấp khó.

Cá cũng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn khi chúng yếu và ăn nhiều hơn. Dịch bệnh xuất hiện lẻ tẻ với một tỷ lệ chết thấp. Điều kiện khí hậu bất lợi, chẳng hạn như mưa lớn và ngay sau đó có ánh nắng mặt trời, có thể gia tăng bệnh nhanh hơn, chất lượng nước kém và thả mật độ cao.

Phòng ngừa và điều trị

Thiếu thức ăn và hàm lượng oxy thấp là một trong một loạt các yếu tố gây stress có thể dẫn đến tác nhân gây bệnh tiềm năng xâm nhập lên cá tra và làm cho dịch bệnh bùng phát.

Kháng sinh được sử dụng rộng rãi để phòng và chữa bệnh và điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng nếu chất lượng nước kém hoặc mật độ thả quá cao, cá có thể bị tái nhiễm. Nếu chất kháng sinh không được áp dụng đúng cách, cá cũng có thể bị tổn hại bởi dư lượng, cuối cùng là làm cho sản phẩm có chất lượng kém.

cầm cá tra

Thực hành nuôi tốt là chìa khóa để hạn chế sự lây lan của bệnh. Với tập quán đó thì việc đăng ký trang nuôi để người nuôi có thể được theo dõi hoặc kiểm soát bởi chính quyền địa phương, xác định vị trí các trang trại phù hợp với việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý địa phương và quốc gia, kết hợp xử lý ao nước thải đúng cách và đo các thông số nước như pH, oxy và nhiệt độ để cung cấp nguồn nước đủ về số lượng và chất lượng, có giấy chứng nhận chất lượng giống (quan trọng cho truy xuất nguồn gốc bệnh) và mua thức ăn công nghiệp có chất lượng cao.

Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng cá hoàn toàn khỏe mạnh trước khi thả giống và nhiều trang trại có thể liên hệ với một chuyên gia về bệnh động vật thủy sản có thể kiểm tra cá trước khi thả giống và đảm bảo rằng cá khỏe mạnh.

Phương tiện chính của việc giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh là để duy trì một môi trường nuôi với chi phí thấp và ít bị stress. Trang trại nuôi cũng phải thường xuyên theo dõi hành vi của cá và tìm ra các dấu hiệu như bỏ ăn hoặc bơi lội thất thường. Mọi nỗ lực cũng cần được thực hiện để đảm bảo rằng những cơ sở nuôi không được tiếp xúc với các mầm bệnh từ bên ngoài.

Trong tương lai, nhiều nghiên cứu sẽ được yêu cầu để xác định đúng và đặc trưng cho tác nhân gây bệnh và phát triển các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và quản lý y tế. Mặc dù thuốc kháng sinh khác nhau và các loại thuốc khác hoặc các hóa chất đang được sử dụng để điều trị và phòng bệnh trong cá tra, câu hỏi bây giờ là có bao nhiêu nông dân nhận thức đúng các kỹ thuật thích hợp trong phòng chống và điều trị và làm thế nào để họ sẵn sàng đầu tư?

Thefishsite.com
Đăng ngày 22/09/2015
Lâm Nhất Phong
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 13:26 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 13:26 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 13:26 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 13:26 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 13:26 26/01/2025
Some text some message..