Nuôi cá trê lai hốt bạc

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

nuôi cá trê lai
Khu vực nuôi cá trê lai của thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang

Có lẽ hiếm hoạt động kinh tế nào của nhà nông đạt nguồn thu kỷ lục như vậy, bởi ở Hoà Vang SX lúa, năm được mùa nhất 13 tấn/ha, gặp lúc được giá cũng chỉ đạt 70 - 80 triệu đồng.

Theo chân Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Khương Trần Hữu Khoá, chúng tôi đến khu vực có hàng chục ao nối tiếp nhau sát kênh chính hồ Đồng Nghệ. Tại đó, nhiều người đang cho cá ăn. Khi ông Trần Văn Chính vãi thức ăn xuống, mặt ao bỗng dưng nổi sóng, từng đàn cá nổi lên dày đặc tranh nhau đớp mồi.

Ông Chính cho biết: "Cá trê lai, mật độ thả 30 - 35 con/m2. Chỉ sau 4 tháng kể từ khi thả, cá đạt trọng lượng gần nửa kg/con. Trung bình, mỗi sào thu 1,5 - 1,8 tấn. Với giá 27 nghìn đồng/kg, mỗi năm hơn 2 lứa, thu trên 100 triệu đồng/sào là thường. Với nhà tôi, trước tết thu hoạch 2 ao 1.000 m2, trừ hết các khoản chi phí lãi ròng 100 triệu đồng. 2 ao này chừng nửa tháng nữa thu hoạch".

Lão nông gần 40 tuổi đúc kết: "Từ trước đến nay triển khai nhiều hoạt động kinh tế, nhưng chỉ nuôi cá trê lai đem lại nguồn thu lý tưởng và ổn định nhất. Thực ra, hàng chục năm nay cá nước ngọt nuôi khá phổ biến ở Hoà Khương, nhưng thả trê lai chưa lâu. Loại cá này nuôi không khó, năng suất rất cao, duy chỉ đầu ra sản phẩm không phải lúc nào cũng thuận lợi".

Vài ba năm gần đây, khách hàng từ Tây Nguyên đến đặt mua số lượng lớn, bà con mới có cơ hội mở rộng diện tích. Nghe nói họ mua vận chuyển sang Lào và Campuchia tiêu thụ. Được cái, hễ xuất bán là thu hết cả ao, rất tiện thả lứa khác.

Ở Phú Sơn 2, hộ ông Trần Hữu Chung đã đổi đời từ hoạt động nuôi cá trê lai. Trên 5 sào ao, năm nào hộ nông dân ở vùng trung du này cũng thu gần 20 tấn cá, tổng doanh thu trên dưới nửa tỷ đồng. Hỏi về chi phí, lão nông này nói ngay: "Tính tất tần tật các thứ từ con giống, thức ăn, công chăm sóc, thuốc xử lý… khoảng gần một nửa. Với hoạt động này hộ thả nuôi 5 sào ao, thu lãi ròng 250 - 300 triệu đồng khá phổ biến".

Chỉ vào ngôi nhà bề thế bên đường bê tông rộng 5,5 mét, ông cho biết: "Cách đây dăm năm, nhà cửa thôn này khá xập xệ, thế mà chỉ 3 - 4 năm nuôi cá hộ nào hộ nấy xây nhà chẳng khác biệt thự". Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi trê lai, ông Chung bật mí: "Thực ra trê lai là loại dễ nuôi nhất trong các loại cá nước ngọt. Nó ăn rất tạp và lâu ngày chưa thay nước cũng chẳng sao. Tuy vậy, để đạt năng suất cao, trước hết phải thả con giống tốt".

Hiện bà con ở đây lấy giống tại Phú Ninh, Quảng Nam. Thức ăn cho cá là loại chế biến sẵn, hoặc cá biển xay nhuyễn. Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi sáng, tỷ lệ phụ thuộc vào tuổi thả. Có điều kiện thay nước thường xuyên cá chóng lớn và hạn chế dịch bệnh.

Quá trình nuôi thường xuyên xử lý ao bằng nước vôi. Nuôi trê lai tỷ lệ hao hụt thấp, cá chóng lớn, nhờ vậy năng suất vượt trội so các loại cá khác. Hộ nuôi đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt 2 tấn/sào/ lứa.

Giở cuốn sổ đem theo, ông Trần Hữu Khoá, Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Khương nói như khoe với chúng tôi. Cả xã hiện có 59 ha ao nuôi cá nước ngọt, trong đó khoảng 15 ha nuôi trê lai thâm canh. Diện tích này sẽ tăng thêm 10 ha trong năm 2014 nay.

Huyện Hoà Vang đã nhất trí phương án mở rộng khu vực nuôi cá nước ngọt ở Hoà Khương và đầu tư khá nhiều kinh phí để mở đường mà xây mương thoát. Mấy năm nay hơn 100 hộ nuôi cá ở địa phương đều thu nhập cao hơn hẳn so các hoạt động kinh tế khác.

Ở Phú Sơn 2 tính sơ sơ đã có dăm bảy hộ mua ô tô con, ô tô tải, nhà cửa đều khang trang bề thế. Nhiều người cho rằng, nuôi cá nước ngọt đang hái ra tiền quả không ngoa. Thống kê chưa đầy đủ, vụ cá trước và sau Tết các ao hồ trên địa bàn xã đã cung cấp cho thị trường khoảng 350 tấn cá các loại.

Báo Nông Nghiệp VN, 12/02/2014
Đăng ngày 13/02/2014
Nguyễn Cầu
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 04:12 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 04:12 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 04:12 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:12 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 04:12 16/06/2025
Some text some message..