Nuôi cá trong ruộng mùa lũ

Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa mùa lũ được nông dân các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai (TP Cần Thơ) áp dụng rộng rãi, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ, tăng độ phì nhiêu cho vụ sau.

Mô hình nuôi cá ruộng đang phát triển mạnh ở huyện Thới Lai - Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ)

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ cho biết, phong trào nuôi cá mùa lũ ở các huyện trên đang phát triển rất mạnh với trên 10.000 ha, tăng 10-15% so với năm rồi. Mô hình này được áp dụng 2 lúa + 1 cá hoặc 3 lúa + 1 cá; chỉ tập trung nuôi cá chép, mè hoa, rô phi… Người dân chỉ đầu tư con giống ban đầu, giảm được chi phí về thức ăn, không tốn công chăm sóc mà cá vẫn lớn bình thường do ăn rơm rạ sẵn có trong ruộng, chỉ sau 3-4 tháng là thu hoạch. Năng suất trung bình từ 900 kg - 1,2 tấn/ha. Trừ các khoản chi phí, lãi từ 8-10 triệu đ/ha/vụ. Sau thu hoạch, cá để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cho vụ lúa kế tiếp, giảm chi phí về phân bón.

Ông Lâm Minh Trí, Phó phòng NN-PTNT huyện Cờ Đỏ cho biết: “5 năm nay mô hình nuôi cá ruộng tăng dần diện tích. Đặc biệt mùa lũ này, diện tích mặt ruộng thả nuôi đạt gần 5.000 ha, cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa. Đa phần nông dân nuôi cá ruộng khi hết vụ HT (tận dụng gốc rạ để thả cá) hoặc sau 3 vụ lúa (tận dụng lúa chét và mùa nước thả cá vào ruộng)”.
Ông Trí nói thêm về kỹ thuật nuôi: “Mật độ thả cá 1-2 con/m2 tốt nhất. Ngâm bao cá giống trong mương ruộng khoảng 10-15 phút, sau đó thả từ từ. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Thời gian đầu khi còn ở dưới mương nên cho cá ăn bổ sung thức ăn để cá quen dần môi trường tự kiếm mồi. Mỗi ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng 2-5% trọng lượng cá.

Có thể sử dụng 1 trong 2 công thức sau: Cám gạo 60% + bột bắp 20% + bột cá 20% hoặc cám gạo 40% + bột bắp 20% + khô dầu 40%. Khi mực nước nâng dần, cá lên ruộng sử dụng thức ăn chủ yếu từ ruộng lúa. Với ruộng lúa cấy 10-15 ngày, ruộng lúa sạ 20-30 ngày, có thể cho cá lên mặt ruộng.

Hằng ngày kiểm tra bờ, cống để kịp thời khắc phục thất thoát nước. Nên kiểm tra ruộng cá lúc 5-6 giờ sáng, nếu thấy cá nổi đầu do thiếu ôxy thì kịp thời cấp thêm nước. Trường hợp cần thiết phải sử dụng nông dược cho ruộng lúa thì phải tháo nước trên ruộng lúa để cá xuống mương. Sau 7 ngày sử dụng thuốc, mới cấp nước vào ruộng lúa để tránh ngộ độc cho cá”.

Nuôi cá trên ruộng ở Cờ Đỏ được tập trung nhiều ở các xã Thới Hưng, Đông Thắng, Đông Hiệp. Riêng xã Thới Hưng có 1.500 hộ nuôi, chiếm 3.300 ha mặt nước. Sau khi làm xong 3 vụ lúa trên 9 công ruộng, không để đồng trống, anh Trần Văn Oanh, ấp 1, xã Thới Hưng tiếp tục thả cá nuôi nhằm tận dụng nguồn nước. Đến nay lũ về hơn 1 tháng và đàn cá đang phát triển tốt. Ước tính vụ cá ruộng hằng năm, lợi nhuận đạt 9-10 triệu đồng.

Điểm chính của mô hình nuôi cá trong ruộng là tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy cũng như các loại hoá chất khác khi làm lúa. Phải đảm bảo nguồn nước trong ruộng sạch thì mới nuôi được.

Anh Oanh cho biết: “3 năm nay gia đình đều thả cá nuôi trong ruộng lúa vào mùa lũ. Để tránh hao hụt cần có lưới bao xung quanh. Năm nay tôi thả trên 40 kg cá giống như mè, chép, rô phi. Cá phát triển mạnh, dễ nuôi. Thức ăn không tốn nhiều. Lại cũng có cách kiếm thêm thức ăn rất đơn giản. Đó là hằng đêm, tôi đốt vài ba bóng đèn lấy ánh sáng dẫn dụ các loại côn trùng, sâu rầy đến để làm mồi cho cá. Nuôi cá mùa này, ngoài việc kiếm thêm thu nhập, còn nhờ cá diệt được mầm mống sâu bệnh và để lại phân, phù sa trên đồng có lợi cho vụ sau”.

Mùa lũ, phong trào nuôi cá ruộng khá sôi động. Trên đường Thới Lai - Cờ Đỏ, hai bên ruộng lúa đều cấm bảng báo “ao cá nuôi”, “vuông nuôi cá”. Còn tại chợ nông sản, nông trường Sông Hậu, cứ vào chiều là các ghe cá đậu tấp nập dưới kênh chờ cân cá cho chủ thu mua chuyển lên xe tải. Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa góp phần thay đổi tập quán độc canh cây lúa. Qua đó giúp hạn chế được dịch bệnh trên lúa.

Kinh nghiệm của nhiều nông dân cho thấy, ruộng nào nuôi cá mùa nước, vụ sau giảm được lượng phân bón đáng kể từ 20-30%. Tuy mô hình đơn giản dễ thực hiện, nhưng đòi hỏi người nuôi phải chăm chỉ thường xuyên kiểm tra cống, bọng, lưới bao xung quanh ruộng để hạn chế sinh vật ăn cá vào ruộng; đồng thời đảm bảo cho cá không thất thoát ra ngoài.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 15/10/2012
THẠCH THẢO - LÊ HOÀNG VŨ
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Thực hiện “3 không” trong nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh

Việc thực hiện nghiêm túc "ba không" trong nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 05/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 05:34 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 05:34 09/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 05:34 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 05:34 09/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 05:34 09/09/2024
Some text some message..