Nuôi cá trong vườn mít cho thu nhập khá

Ở tỉnh Hậu Giang, nhiều vùng nông thôn mấy năm nay mở rộng trồng mít hữu cơ và phát triển nuôi cá tra, cá đồng đã cho thu nhập khá ổn định.

Ông Lữ Văn Hùng
Ông Lữ Văn Hùng (đeo kính) cuối tuần cùng bà con chăm sóc cá tra

Nuôi cá tra 

Những vùng đất trước đây trồng lúa, hoa màu khi không còn thích hợp nên hiệu quả kinh tế thấp, bà con chuyển sang trồng mít Thái hữu cơ và phát triển thêm ao nuôi cá tra. Ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành có ông Ngô Đức Nghĩa khá nổi tiếng với diện tích mít và cá tra hơn 16,7 ha. 

Ông Nghĩa chỉ khu vườn, giới thiệu có 5.000 cây mít Thái trồng theo lối hữu cơ trên bờ ao nuôi cá tra, không sử dụng thuốc hóa học. Những cây mít xanh tươi có tác dụng hạn chế cỏ dại, tạo không khí mát mẻ cho cá lớn nhanh, bớt dịch bệnh và giảm được chi phí, khi thu hoạch trái mít thêm nguồn lợi đáng kể. Còn cá tra 3 ao với tổng diện tích gần 10 ha, thêm 2 ao lắng gần 3 ha nữa, mỗi vụ khoảng 6 tháng là doanh nghiệp thu mua đến bắt. Ông Nghĩa phấn khởi, hệ thống ao nuôi cá tra xuất khẩu cùng 5.000 cây mít Thái mang lại lợi nhuận khả quan, nhất là nếu thị trường biến động thì bù qua sớt lại cho kết quả ổn định.

Hiệu quả kinh tế của khu vườn ông Nghĩa đã lôi cuốn ông Lữ Văn Hùng là Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang) hợp tác. Ông Hùng quê ở xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, xuất thân trong gia đình nông dân nên mê những mô hình làm ăn mới, có thể thay đổi quê nhà. Mấy năm nay, ông Hùng và ông Nghĩa hợp tác vay vốn ngân hàng để đầu tư ao cá và vườn mít. Hai ông còn liên kết với nông dân trong vùng để có nguồn nguyên liệu hàng hóa lớn, ổn định cả cá và trái cây cung cấp cho khách hàng. 

Ngày nghỉ cuối tuần, ông Hùng thường có mặt rất sớm, cùng ông Nghĩa cho cá ăn và chia sẻ khó khăn lẫn ngọt bùi với kỹ thuật viên thủy sản, người nông dân kế cận. Ở đây, khi đến kỳ thu hoạch, nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đưa ghe trọng tải lớn đến mua tận ao, còn mít Thái thì thương lái đưa ghe hoặc chạy xe tới chở. Toàn bộ vùng nuôi có hệ thống bờ bao bảo vệ an toàn, xe máy chạy được quanh năm.

Ao cáKhu vườn mít, ao cá tra có bờ bao làm đường lớn thuận tiện đi lại chuẩn bị mở điểm du lịch cộng đồng. Ảnh: Quang Minh Nhật

Vui chuyện, hai ông bày tỏ, họ đã bàn với nông dân xung quanh để tới đây, khu vực nuôi cá tra kết hợp trồng mít Thái này sẽ mở điểm du lịch cộng đồng, mời du khách gần xa đến tham quan, trải nghiệm. Việc này tăng thu nhập cho nông dân và còn giới thiệu được quê hương Hậu Giang giàu đẹp với bốn phương. 

Nuôi cá đồng

Trồng mít Thái hữu cơ và nuôi cá đồng sớm nhất ở Hậu Giang có thể kể đến hộ ông Lương Văn Tám tại xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, với diện tích khoảng 1,5ha cho thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng. Chục năm trước, ban đầu ông lên liếp 2 công ruộng trồng 200 cây mít Thái, chỉ 14 tháng cho trái, đưa lại nguồn lợi khả quan. Ông mở thêm 6 công để trồng 1.000 cây mít và chỉ bón phân hữu cơ, thuốc sinh học. Trồng mít hữu cơ nên khu vườn không bị ô nhiễm, ông tận dụng diện tích mặt nước dưới mương để nuôi cá đồng.

Ông Tám kể, trồng mít có một lượng trái non, trái dạt ra rất thích hợp dùng nuôi cá. Ngoài cây mít, khu vườn còn 7 công ruộng, ông giữ lại trồng lúa vụ đông xuân và rau muống, rau lang để tạo môi trường thiên nhiên trong lành, thêm thức ăn cho cá. 

Thế là với diện tích 1,5 ha, trước đây làm 2 vụ lúa, bây giờ ông Tám chỉ làm một vụ lúa trên nửa diện tích; còn lại là mít, rau, mương cá hỗ trợ nhau phát triển quanh năm, cho thu nhập thường xuyên. Cá vừa ăn thức ăn trong vườn vừa ăn rong, rêu, ốc trên ruộng nên khỏe mạnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, bán được giá.

“Cứ khoảng một tuần có mít thu hoạch. Còn cá trên mương và ruộng 6 tháng thu hoạch một lần. Thêm vụ lúa đông xuân. Tổng thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng tiền lời, ổn định hơn hẳn trước đây chỉ làm 2 vụ lúa”, ông Tám phấn khởi.

Đăng ngày 01/03/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 16:59 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 16:59 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 16:59 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:59 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 16:59 26/12/2024
Some text some message..