Nuôi con tiền tỷ: Kiếm bộn tiền từ nghề nuôi ghẹ lột

Hơn chục năm qua, người dân xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang phát triển mô hình nuôi ghẹ lột cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước.

ghẹ lột
Sản phẩm ghẹ lột của anh Bằng

Xã Bình An là một trong những nơi được các chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nuôi ghẹ lột hơn chục năm trước ở tỉnh Kiên Giang. Hiện, nghề này đã và đang giúp người dân kiếm khá nhiều tiền. Thậm chí, nhiều hộ dân còn sáng tạo ra cách nuôi ghẹ trong lồng bè dưới biển, giúp giảm công thay nước và đảm bảo môi trường tự nhiên cho ghẹ mau lớn, lột. 

Một trong những hộ dân ở Bình An thành công khi đưa con ghẹ từ nuôi trong bể xuống nuôi dưới biển là anh Mai Nguyên Bằng. Ngoài việc nuôi ghẹ lột để cung ứng sản phẩm ghẹ lột đông lạnh cho thị trường, anh Bằng còn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân có nhu cầu và chịu trách nhiệm thu gom sản phẩm trong xã.

Theo anh Bằng, trước năm 2000, dân xã Bình An chưa biết nhiều đến kỹ thuật nuôi ghẹ lột. Hầu hết ghẹ sau khi đánh bắt về được bán cho các chủ vựa, thương lái. Sau đó, có chuyên gia Nhật Bản đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi ghẹ lột, anh và nhiều hộ dân khác đã quyết tâm thực hiện mô hình.



Người dân nuôi ghẹ lột xã Bình An, huyện Kiên Lương mua ghẹ từ ngư dân về nuôi ghẹ lột

Ban đầu với 10kg ghẹ tự nhiên, anh thử nuôi trong bể xi măng, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên thất bại. Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi, học hỏi, cuối cùng nảy sinh sáng kiến không nuôi ghẹ trong bể mà nuôi trong lồng bè ngay dưới biển. Và rồi anh thành công ngay từ lần đầu.

Anh Bằng cho biết: “Nuôi ghẹ lột dưới biển được nhiều cái lợi, từ việc không mất công thay nước cho ghẹ, đến việc vệ sinh bể, lo ngại môi trường nước ô nhiễm... Trong khi đó, nuôi trong lồng bè, ghẹ vừa có không gian rộng hơn lại vừa được ở trong môi trường tự nhiên nên phát triển rất tốt”.


Lồng bè nuôi ghẹ lột của người dân xã Bình An, huyện Kiên Lương xen lẫn với nghề nuôi cá lồng bè trên biển

Cũng theo anh, quan trọng nhất là khâu canh ghẹ lột để bắt ra ngay không quá 15 phút và lập tức cho vào ngâm đá để giữ chất lượng, bằng không ghẹ sẽ cứng vỏ và chất lượng thịt kém đi nhiều.

Bí quyết thành công của anh Bằng khi nuôi ghẹ lột là sau khi chọn con giống thì cắt bỏ mắt của ghẹ trước khi thả xuống bè. Sau đó, cho ghẹ ăn cá băm nhỏ từ 5 - 10 ngày để ghẹ mau lớn và lột. “Ghẹ được bắt lên sau khi lột, ngâm đá thì tiến hành sơ chế rồi cho ghẹ vào đông lạnh ở -35 độ C. Sau đó cho vào tủ đông để bảo quản trước khi xuất ra thị trường” - anh chia sẻ.

Ghẹ lột tiêu thụ mạnh nhất là loại từ 50-100gram/con. Ở trọng lượng này, ghẹ lột có giá 200.000 đồng/kg. Với uy tín hơn chục năm trong nghề, sản phẩm của anh Bằng rất được ưa chượng. Thị trường chính của anh là TP Hồ Chí Minh và ở nước ngoài.

Hiện, xã Bình An có trên 10 hộ nuôi ghẹ lột, trung bình mỗi ngày bán ra thị trường từ 400 - 500kg ghẹ lột thương phẩm. Theo những người nuôi, nghề này vẫn giúp người dân kiếm ra khá bộn tiền.

Một tín hiệu vui cho bà con nuôi ghẹ lột tại xã Bình An, mới đây Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang hướng dẫn địa phương làm các thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể. Khi thành công, sản phẩm ghẹ lột xã Bình An sẽ được quảng bá thương hiệu nhiều hơn đến người tiêu dùng. Qua đó, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ và giúp nghề này duy trì, phát triển ổn định hơn.

Dân Việt, 13/04/2017
Đăng ngày 13/04/2017
Trung Hiếu
Nuôi trồng

Căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 10:48 01/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:26 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 10:26 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:26 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:26 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 10:26 05/11/2024
Some text some message..